Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

(Baohatinh.vn) - Nhà nghiên cứu trẻ Lê Ngọc Sơn (quê huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) là cái tên nhận được sự chú ý của nhiều người bởi những thành tích của anh trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người còn biết đến anh bởi niềm đam mê nghiên cứu đồ cổ Đức và châu Âu…

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Niềm vui sau khi thuyết phục thành công chủ nhân chiếc máy hát 120 năm tuổi.

Sinh ra ở Lộc Hà, Lê Ngọc Sơn từng là phóng viên báo Sinh viên Việt Nam. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ, chuyên ngành Truyền thông và Quản trị khủng hoảng tại khoa Khoa học Kinh tế và Truyền thông của Đại học Công nghệ Ilmenau (CHLB Đức).

Cũng tại đây, khi hoà mình vào cuộc sống và văn hoá của nước Đức cũng như các nước châu Âu, Sơn bắt đầu đam mê và nghiên cứu đồ cổ châu Âu.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Lê Ngọc Sơn và những món cổ vật độc đáo anh sưu tầm được ở nước Pháp.

Lê Ngọc Sơn cho biết: “Chính đồ cổ là con đường tuyệt vời nhất mở mang nhận thức, hiểu biết của tôi về văn hoá châu Âu. Ban đầu tôi có những bỡ ngỡ, nhưng do tinh thần cầu thị nên những người mà tôi tiếp xúc đều nhiệt tình giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thức cơ bản về đồ cổ Đức và châu Âu. Tôi chơi đồ cổ vơi mong muốn được sưu tầm, chia sẻ và nghiên cứu về nó. Những chuyến đi, những câu chuyện thú vị phía sau những đồ vật và người sở hữu đồ vật đã khiến tôi trở nên “giàu có” hơn về tâm hồn, trí tuệ sau nhiều năm sinh sống, học tập ở Đức”.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Đồng hồ Pháp, thời vua Louis XVI, chất liệu đá cẩm thạch màu gan gà quý hiếm và đồng chạm trổ hoa văn - một trong những món đồ mà Lê Ngọc Sơn phải dày công tìm hiểu, thuyết phục chủ nhân nhượng lại.

Sơn chơi đồ cổ châu Âu một cách tình cờ và vô thức. Ban đầu chỉ là niềm thích thú khi thấy vẻ đẹp sang trọng của cổ vật. Về sau, khi càng tìm hiểu những câu chuyện từ vết tích, số phận của cổ vật, anh càng đam mê. Sơn tham gia vào mạng lưới chơi đồ cổ châu Âu và dành những cuối tuần rảnh rang để đi khắp các vùng miền nước Đức, đi sang các nước châu Âu tìm kiếm cổ vật.

Và để theo đuổi được niềm đam mê này, Sơn phải nỗ lực rất nhiều bởi ngoài tiền, Sơn còn phải tự trau dồi vốn kiến thức về văn hoá, lịch sử châu Âu. Nhiều khi muốn sở hữu một món đồ, người mua còn phải để lại dấu với chủ nhân của món đồ thì người ta mới nhượng lại.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Chiếc đồng hồ bằng chất liệu gốm Lê Ngọc Sơn sưu tầm được trong một chuyến đi Pháp, dù tuổi đời mới 90 năm nhưng lại có giá trị văn hoá độc đáo bởi hoa văn tinh xảo.

Sau 4 năm theo đuổi đam mê này, Lê Ngọc Sơn đã thiết lập được mạng lưới chơi đồ cổ Đức và châu Âu của mình với hơn 1.300 thành viên ở châu Âu và một số nước châu Á. Ở “sân chơi” đó, Sơn và những người bạn thường xuyên trao đổi thông tin và đồ vật cho nhau. Cùng nhau giúp đỡ, chia sẻ với những người có cùng đam mê ở khắp nơi. Đến nay, Sơn và mạng lưới của mình đã sưu tầm được hơn 4.000 món cổ vật, trong đó, chủ yếu là đồng hồ, tượng, giường, tủ, ấm, tách… là những vật chứng về truyền thống sáng tạo văn hóa, truyền thống nhân văn hàng trăm, hàng ngàn năm của nhân loại.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Lê Ngọc Sơn "mê mẩn" vẻ đẹp và câu chuyện độc đáo của bức tượng cổ tại Cộng hoà Séc.

Sơn chia sẻ: “Cũng như nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông, khi đã đam mê thì tôi dành rất nhiều tâm huyết. Tôi nhận thấy ở Việt Nam, người chơi đồ cổ nhiều nhưng lại chủ yếu là đồ giả cổ. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ những món đồ mình tìm được với giới chơi đồ cổ Việt Nam. Không những thế, tôi còn lập hồ sơ từng món đồ để người chơi có thể thẩm định về xuất xứ, “hành trình lưu lạc” và những câu chuyện thú vị của từng món đồ”.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Những cổ vật Lê Ngọc Sơn chuyển nhượng cho một người chơi đồ cổ ở Việt Nam.

Đối với những người có cùng đam mê, Lê Ngọc Sơn không gọi họ là khách hàng mà gọi là người chơi, bởi nếu họ chỉ có mỗi tiền thì Sơn sẽ không chuyển nhượng cổ vật mà anh kỳ công sưu tầm. Giới chơi đồ cổ ở Việt Nam tìm đến Sơn ngày càng nhiều. Có khi là muốn sở hữu cổ vật của Sơn, cũng có nhiều khi chỉ để nhờ Sơn tư vấn, tìm hiểu giá trị những món đồ mà họ đang sở hữu.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Một trong những "siêu phẩm" đồng hồ Pháp thế kỷ XIX được Sơn chia sẻ với bạn chơi Trung Quốc trong mạng lưới hơn 1.300 thành viên của mình.

Nhà Khảo cổ Nguyễn Ngọc Chất - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam từng chia sẻ: “Cổ vật của mạng lưới "Chơi đồ cổ Đức và châu Âu" mà Lê Ngọc Sơn kiến tạo nên đều có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, tạo cho người chơi sự yên tâm. Mạng lưới này sẽ quy tụ những người chơi có trình độ, hiểu biết chuyên sâu về đồ cổ. Qua đó, nhận thức về thế giới tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội của người chơi sẽ được bồi đắp”.

Nhà nghiên cứu quê Hà Tĩnh và niềm đam mê đồ cổ châu Âu

Một trong những món đồ mà Lê Ngọc Sơn cất công tìm kiếm hàng tháng trời từ mong muốn của một bạn chơi đồ cổ ở Việt Nam. Đây cũng là món đồ cổ có một không hai trên thế giới khiến Sơn vô cùng thích thú.

Mặc dù bây giờ, Sơn đã đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể nhận biết được chất liệu, thời kỳ lịch sử, giá trị văn hoá của cổ vật, nhưng để nâng tầm cho đam mê của mình, hiện nay, Lê Ngọc Sơn đang theo học khoá đào tạo kiến thức thẩm định đồ cổ của Mỹ. Tất cả đều vì một tâm niệm “chơi một cách nghiêm túc, trách nhiệm” của nhà nghiên cứu truyền thông trẻ tuổi.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast