Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời

(Baohatinh.vn) - Trên cơ sở đồng thuận của đảng viên, nhân dân, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ hồ sơ đề án sắp xếp 80 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã để tới đây trình Chính phủ quyết định. Có được kết quả này là nhờ các cấp, ngành, địa phương chủ động triển khai chủ trương lớn từ rất sớm.

Theo đề án, 80 ĐVHC cấp xã (1 phường, 5 thị trấn, 74 xã) sẽ sắp xếp thành 34 xã mới, giảm 46 xã. Huyện có số xã sáp nhập nhiều nhất là Đức Thọ với 21 xã (giảm 12 xã, hình thành 9 xã); tiếp đó là Thạch Hà với 15 xã (giảm 9 xã, hình thành 6 xã).

Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời

Với sự đồng thuận của nhân dân, tới đây, việc sắp xếp nhân sự, phương án sử dụng trụ sở sẽ có những bước thuận lợi (Trong ảnh: Trụ sở UBND xã Đức Lạc, Đức Thọ).

Tại Đức Thọ, năm 2018, thời điểm Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” mới ra đời (25/10/2017), BTV Huyện ủy đã bàn bạc về các phương án có thể sáp nhập một số xã không đảm bảo cả 2 tiêu chí là dân số, diện tích, trong đó có một số xã hơn 1.200, 1.400 nhân khẩu.

Trong khi chờ chủ trương của tỉnh và văn bản hướng dẫn của Trung ương, Đức Thọ đã đẩy mạnh tuyên truyền tới cán bộ cấp xã, thôn để “đả thông” tư tưởng. Đáng nói, Huyện ủy Đức Thọ đã chủ động ban hành đề cương tuyên truyền về sáp nhập xã (ban hành trước tỉnh) yêu cầu các địa phương tuyên truyền rộng rãi.

Vì thế, dù những dự định ban đầu về sáp nhập một số xã sau đó điều chỉnh (sáp nhập 21 xã) do căn cứ Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuy nhiên, cán bộ, đảng viên, nhân dân vẫn đồng tình cao vì đã hiểu được tiêu chuẩn đối với một xã mới thành lập.

Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời

Nhờ tuyên truyền bài bản, cụ thể nên việc sáp nhập xã tại Can Lộc nói riêng, toàn tỉnh nói chung được người dân đồng tình cao.

Tương tự Đức Thọ, cuối năm 2018, BTV Huyện ủy Can Lộc đã bàn bạc phương án sáp nhập xã, đồng thời, giao các ủy viên BTV Huyện ủy trong quá trình chỉ đạo cơ sở phải lồng ghép chuyển tải chủ trương về sáp nhập các xã quy mô nhỏ nói chung. Nhờ tuyên truyền bằng nhiều cách và đi từ chủ trương chung đến các bài toán sáp nhập cụ thể nên cán bộ, đảng viên hiểu rất rõ về chủ trương sáp nhập xã, nhất là xã quy mô nhỏ.

Cũng từ hiểu biết này nên dù một số phương án sáp nhập thay đổi (ban đầu xác định sáp nhập 2 xã thành 1, sau đó là 3 xã thành 1), song cán bộ, đảng viên vẫn đồng thuận cao.

“Ban đầu nghe tin Khánh Lộc nhập với Vĩnh Lộc nhưng sau này có thêm Yên Lộc. Một số đảng viên, người dân khi đó băn khoăn vì nhập 2 xã trụ sở đặt ở Khánh Lộc, nhưng nhập 3 xã thì trụ sở đặt ở Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, nhờ các cấp tuyên truyền giúp người dân hiểu rằng, nếu nhập 2 xã thì chưa đủ tiêu chuẩn để hình thành xã mới mà phải nhập 3 xã, nên hầu hết đều đồng ý” - ông Trần Văn Ái (thôn Thái Kiều, xã Khánh Lộc) cho hay.

Ngay sau khi cử tri 80 xã đồng tình phương án sáp nhập, việc lựa chọn tên xã mới cũng được trưng cầu dân ý. Nhiều tên xã mới được người dân lựa chọn như: Hòa Lạc (Đức Lạc, Đức Hòa), Quang Vĩnh (Đức Quang, Đức Vĩnh) ở Đức Thọ; Bình An (Bình Lộc, An Lộc) ở Lộc Hà; Tân Lâm Hương (Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương), Việt Tiến (Việt Xuyên, Thạch Tiến, Phù Việt) ở Thạch Hà; Kim Song Trường (Kim Lộc, Song Lộc, Trường Lộc) ở Can Lộc; Điền Mỹ (Phương Điền, Phương Mỹ) ở Hương Khê...

Trụ sở các xã mới, theo đó cũng được lựa chọn như: Hòa Lạc trụ sở đặt tại Đức Hòa; Kim Song Trường đặt ở Song Lộc; Việt Tiến đặt tại xã Phù Việt...

Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời

Theo phương án, sau khi sáp nhập xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc (Can Lộc), trụ sở xã mới sẽ tạm thời sử dụng trụ sở UBND xã Vĩnh Lộc hiện tại

Bà Phan Thị Tố Hoa - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đánh giá: “Đến thời điểm này, mục tiêu của năm 2019 về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã đã hoàn thành các bước cơ bản về mặt pháp lý. Đây là nhiệm vụ nặng nề, liên quan đến tổng thể các lĩnh vực KT-XH, yếu tố lịch sử, tương lai phát triển và cả nhân tố con người. Tuy nhiên, nhờ triển khai bài bản các bước, tập trung tuyên truyền có chiều sâu về chủ trương đúng đắn của Đảng nên cán bộ, đảng viên, người dân đã đồng tình cao, đáng ghi nhận nhất là tại các xã có sự thay đổi phương án so với tính toán ban đầu của địa phương. Trên 90% cử tri khi lấy ý kiến bày bỏ đồng tình việc sáp nhập xã đã cho thấy sự đồng thuận rất cao với chủ trương, đồng thời, tạo niềm tin về những bước đi thuận lợi trong thời gian tới”.

“Rà soát từ các cấp gửi lên sở cho thấy, 80 đơn vị cấp xã thực hiện sắp xếp trong năm 2019 có 2.321 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách. Trong đó, áp dụng theo quy định hiện hành, ước tính số dôi dư đến năm 2025 hơn 1.300 người. Tuy nhiên, liên quan đến việc sắp xếp này, tỉnh đang chờ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ lúc đó mới tiến hành triển khai cụ thể” - bà Phan Thị Tố Hoa cho biết thêm.

  • Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời
    Sáp nhập xã phải đặt trong định hướng phát triển của Hà Tĩnh

    Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là nội dung quan trọng, có tác động to lớn đến tiến trình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội địa phương, đến tâm lý của nhân dân. Vì vậy, trong mỗi bước đi phải triển khai chắc chắn, cẩn trọng và đặt trong định hướng phát triển của tỉnh...

  • Sáp nhập xã - Hà Tĩnh chủ động ngay khi nghị quyết trung ương ra đời
    Hà Tĩnh đặt quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện đề án sáp nhập xã

    Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn khẳng định, mục tiêu lớn nhất của việc sáp nhập xã là giảm đơn vị hành chính, góp phần phát triển chính trị, KT-XH địa phương tốt hơn, phục vụ nhân dân nhiều hơn; đồng thời góp phần thực hiện nghiêm Nghị quyết 18, Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).