Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Mẫu BTR-152 được hoán cải bởi các chuyên gia Việt Nam, dùng cho các nhiệm vụ cứu nạn, hỗ trợ cho lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Để đảm bảo an toàn cho nhiệm vụ tại Nam Sudan, Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam đã đề xuất Bộ Quốc phòng biên chế xe bọc thép. Trước đó, Việt Nam đã đề xuất Liên Hợp Quốc về việc hỗ trợ xe thiết giáp cứu thương và được phái bộ LHQ đồng ý.

Một số phương án ban đầu được đưa ra như mua xe cứu thương thiết giáp của Đức nhưng giá đắt, sản xuất mới thì không đảm bảo với điều kiện hiện nay, vì vậy các xe được Viện kỹ thuật cơ giới quân sự nâng cấp từ những xe BTR-152 - xe chở quân được viện trợ từ Nga năm 1979.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Mẫu BTR-152 được cải biên thành thiết giáp cứu thương, nhưng vẫn có thể hỗ trợ và tham gia chiến đấu. Khi xe vẫn được bọc thép, gia cố các vị trí xung yếu như đèn, kính chắn gió phía trước và được trang bị ụ súng 12 mm trên nóc.

Toàn bộ xe được sơn màu trắng đặc trưng cho các xe y tế, cứu thương và mang logo UN (United Nations - Liêp Hợp Quốc), với tiêu chí hòa bình, hỗ trợ y tế được đặt lên hàng đầu.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Bên cạnh BTR-152, các dòng xe khác cũng được cải tiến để phục vụ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Vỏ giáp có khả năng chống các loại đạn bộ binh thông thường 7,62 mm. Hệ thống lái từ cơ khí sang trợ lực thủy lực, hệ thống treo thêm nhíp để chịu tải...

Động cơ xăng thay bằng động cơ dầu vì ở Nam Sudan chỉ cung cấp được loại nhiên liệu này. Tốc độ giới hạn 65 km/h.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Ở phía sau, xe được trang bị lốp dự phòng, xẻng và cửa sau có thể mở làm đôi. Phía sau còn có đèn và camera được trang bị cả phía trước phòng trong trường hợp xe di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc tham chiến, đặc biệt di chuyển trong mùa khô với mật độ bụi cao ở Sudan.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Xe có thể kéo thêm các téc nhiên liệu, nước sạch hoặc thùng chứa hàng hóa, người bị thương hoặc các dung dịch y tế nếu cần. Xe cũng sẽ có nhiều loại móc kéo phía sau khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ cụ thể.

Xe BTR-152 sau cải hoán không làm tăng tải trọng toàn bộ xe, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Hệ thống camera, đèn được lắp đặt trước, sau xe. Xe có thiết bị thông tin liên lạc trong bán kính 100 km, trang bị thiết bị hồng ngoại.

Xe di chuyển theo đội hình tác chiến chung, ở giữa đội hình hành quân, tốc độ hành quân trung bình 10-40 km/h, tình huống đặc biệt cần cơ động nhanh có thể đạt tốc độ 65km/h, cự ly di chuyển trong khoảng 160 km.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Kính có thể hạ khi bị tấn công, lúc này người lái quan sát thông qua camera được lắp bên ngoài xe. Ngoài ra, camera ảnh nhiệt hỗ trợ lái xe, thiết bị định vị vệ tinh kết hợp bản đồ số cũng giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trong nhiều tình huống tham chiến thực tế.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Cabin của xe cũng được thay đổi nhiều chi tiết như: hệ thống đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng trong khoang xe, đèn, còi ưu tiên, điện điều hòa, điện cho camera, thiết bị y tế, máy nén khí, bơm dầu hệ thống lái.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Phía sau khoang lái bên trong xe có chỗ cho 1-2 vị trí nằm cứu thương, 2 vị trí ngồi cho thương binh và kíp cứu thương, có khả năng mở rộng tối đa vị trí nằm và ngồi cho thương binh trong trường hợp cần thiết phục vụ chở quân hoặc cứu thương.

Khi cần thiết xe có thể chở tối đa 10 người. Nhân viên y tế có chiều cao hơn 1,7 m có thể đứng thao tác bình thường.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Ụ súng từ phía trong, giúp các sĩ quan có thể đứng quan sát, hoặc tham chiến khi cần thiết.

Điều hòa của xe thiết giáp khác với điều hòa xe thông thường khi được thử nghiệm trong môi trường giả lập có nhiệt độ 60-65 độ C. Vì nhiệt độ tại Nam Sudan vào mùa khô có khi lên tới 55 độ C, nhiều bụi, nếu sử dụng hệ thống điều hòa xe thông thường sẽ khó đáp ứng được.

Xe bọc thép của Việt Nam làm nhiệm vụ tại châu Phi

Ngoài nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, hỗ trợ y tế. Quân đội Việt Nam cũng cung cấp thêm một số máy móc, phương tiện hỗ trợ xây dựng và nông nghiệp.

Xe xúc và chở cát được nhập từ hãng xe Dongfeng (Đông Phong) của Trung Quốc với nhiệm vũ hỗ trợ xây dựng bệnh viện, trường học hoặc mở đường.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.