Bộ Y tế đề xuất nhiều biện pháp giảm tác hại của rượu bia

Tại dự thảo lần 2 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Bộ Y tế đề xuất nhiều biện pháp giảm tác hại của rượu bia. Trong đó có quy định việc giới hạn chặt chẽ nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cụ thể, kiểm soát rượu, bia bảo đảm an toàn giao thông. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ; tàu bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, dự thảo đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu vượt quá 30mg/100ml máu hoặc 0,15mg/l lít khí thở khi tham gia giao thông.

Phương án 2: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Thực hiện các biện pháp kiểm tra chủ động nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới để phòng, ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế.

bo y te de xuat nhieu bien phap giam tac hai cua ruou bia

Kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn có quy định về điều trị, phục hồi chức năng cho người nghiện rượu, bia; chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng khác bị ảnh hưởng khỏi tác hại của rượu, bia.

Cũng tại dự thảo lần này, Bộ Y tế đề xuất các biện pháp kiểm soát mức tiêu thụ rượu bia; các biện pháp kiểm soát việc cung cấp rượu bia và bảo đảm nguồn lực cho phòng chống tác hại của rượu bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng...

Theo Bộ Y tế, việc quy định như trên xuất phát từ thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông tại Việt Nam, trong đó rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở nam giới độ tuổi 15-49.

Theo báo cáo của WHO (2014) tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia tại Việt Nam ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 66,8% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl).

Số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu, bia. Thông tin từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 4 ngày tết Mậu Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thông nhập viện, trong đó hơn 60% có liên quan đến sử dụng rượu, bia.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

[Motion Graphics] Kỹ năng phòng tránh trước khi bão đổ bộ

[Motion Graphics] Kỹ năng phòng tránh trước khi bão đổ bộ

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh trên Biển Đông được dự báo có khả năng mạnh lên thành bão. Để chủ động ứng phó với thiên tai, Báo Hà Tĩnh giới thiệu một số kỹ năng phòng tránh trước bão theo khuyến cáo của BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai.
Dự báo mưa lớn khu vực Hà Tĩnh

Dự báo mưa lớn khu vực Hà Tĩnh

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ chiều tối ngày 17/9 đến chiều 19/9, khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 70 - 150mm, có nơi trên 180mm.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Vì sao các bà vợ cáu gắt?

Vì sao các bà vợ cáu gắt?

"Happy wife, happy life" (Vợ vui, đời vui) là câu nói phổ biến ở phương Tây cho thấy vai trò quan trọng của cảm xúc người vợ với hạnh phúc gia đình.