10 bộ phận cơ thể mà các bác sĩ có thể thay thế được

Con người là sinh vật thực sự rất mong manh. Hầu hết các cơ quan của cơ thể người không có khả năng tự tái sinh.

Hãy tưởng tượng nếu bằng cách nào đó chúng ta có được đặc tính tái sinh các bộ phận của cơ thể, thì đó sẽ là điều kỳ diệu trong y học. Chúng ta có thể thay đổi cuộc đời của nhiều người khuyết tật. Từ lâu các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu về lĩnh vực tái sinh bộ phận cơ thể người. Dưới đây là 10 bộ phận cơ thể hiện có thể được thay thế hoàn toàn, nhờ vào công nghệ và y học.

1. Da điện tử siêu nhạy

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Nó trực tiếp bảo vệ chúng ta khỏi các vi sinh vật và tạo thành tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể. Bình thường da là cơ quan đầu tiên bị tổn thương khi cơ thể gặp chấn thương. Zhenan Baohas, trường Đại học Stanford, đã nghiên cứu trong lĩnh vực da tổng hợp và đã thành công trong việc chế tạo ột loại vật liệu siêu nhạy có thể được sử dụng thay cho các vạt da và mảnh ghép da để che phủ vùng da bị tổn thương. Loại vật liệu này sở hữu một lớp đàn hồi, khiến nó có thể co giãn. Nó có các bóng bán dẫn và các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi giúp duy trì hình dạng và chức năng.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

2. Tim đập trong ống nghiệm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tế bào gốc nhằm sản xuất các tế bào tim trong một thời gian khá dài. Mới đây họ đã có một bước đột phá khi đã có thể sản xuất được mô tim có khả năng tự đập. Nhóm các nhà khoa học trường Đại học Pittsburgh sử dụng tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát để tạo thành mô này.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

3. Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác

Nhiều người hẳn đã biết về tay giả nhân tạo có sẵn trên thị trường hiện nay. Chúng có khả năng cầm nắm vật thể, nhưng không có khả năng cảm nhận đồ vật khi sờ mó. Các nhà khoa học từ trường Đại học Chicago đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Họ đã chế tạo được bàn tay giả có thể gửi tín hiệu điện não và cho cảm giác xúc giác. Các thí nghiệm trên khỉ cho kết quả khá tốt. Công nghệ mới sẽ sớm có mặt ở các loại tay giả nhân tạo.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

4. Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ

Chân giả thường được sử dụng bởi những người tàn tật có nhược điểm là chúng không có các kết nối thần kinh với cơ thể. Điều này khiến người sử dụng thực sự gặp khó khăn khi đi lại. Hiện nay các nhà khoa học đã có thể phát triển loại chân giả được điều khiển bằng ý nghĩ. Zac Vawter, ở Mỹ, đã trở thành người đầu tiên đã được lặp loại chân giả bionic có thể đọc các tín hiệu từ não và cử động phù hợp.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

5. Não người tí hon

Các nhà khoa học Áo đã tạo ra bộ não tương tự như ở bào thai 9 tuần tuổi. Những bộ não tí hơn này có kích thước của một hạt đậu. Hiện chúng chưa có khả năng suy nghĩ. Trở ngại chính trên con đường lớn lên của những bộ não này là thiếu nguồn cung cấp máu. Hẳn bạn đang tự hỏi liệu những bộ não tí hơn này có ích lợi gì nếu chúng không thể suy nghĩ. Vâng, chúng sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh lý ở não.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

6. Tai in 3-D

Phần vạt da lớn nhìn thấy được tạo thành tai ngoài được gọi là vành tai. Thành phần chính của vành tai là sụn. Các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng “in tai” với sự trợ giúp của máy in 3D. Họ đã sử dụng các tế bào của chuột và bò có khả năng sản sinh collagen. Những tế bào này phải được đặt vào “khuôn đúc” tai người được tạo ra bằng máy in 3D. Chỉ mất chưa đầy một giờ để tạo ra một cái tai như vậy.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

7. Mũi ngửi được bệnh

Các nhà khoa học từ trường Đại học Illinois đã nghiên cứu chế tạo một chiếc mũi nhân tạo để nhận biết vi khuẩn từ mùi của chúng và chẩn đoán một số bệnh cụ thể. Kết quả không thực sự giống mũi về hình dạng, nhưng nó ngửi được mùi vi khuẩn và các chấm của nó sẽ đổi màu để xác định vi khuẩn.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

8. Tụy nhân tạo

Tuyến tụy phục vụ mục đích là sản sinh insulin trong cơ thể. Bạn có thể hỏi người bị bệnh tiểu đường về tầm quan trọng của cơ quan này, vì người bệnh tiểu đường phải chăm sóc cẩn thận lượng đường trong máu bằng cách đưa insulin từ ngoài vào. Tụy bnhân tạo làm cho cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường dễ dàng hơn nhiều vì nó tự động bơm insulin vào máu. Thiết bị giống như máy bơm insulin, nhưng với các tính năng bổ sung điều hòa lượng đường trong máu và mức insulin trong suốt cả ngày. Nó có khả năng điều chỉnh tự động theo mức đường huyết.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

9. Mắt nhân tạo

Khi bị mù, các tín hiệu từ tế bào cảm thụ ánh sáng đến não bị mất đi. Võng mạc nằm trong mắt chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các tế bào cảm thụ ánh sáng đến não. Chức năng của võng mạc không còn nữa. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Weill Cornell đã tạo ra võng mạc nhân tạo sở hữu chip có thể chuyển tín hiệu điện tử thành ánh sáng. Họ đã thử nghiệm thành công trên chuột. Khả năng nhìn của những con chuột thí nghiệm được phục hồi.

10 bo phan co the ma cac bac si co the thay the duoc

10. Ngón tay lưu trữ file số hóa

Chuyên gia lập trình người Phần Lan Jalava đã chế tạo một ngón tay giả có thể lưu trữ 2 GB kỹ thuật số. Ngón tay này có thể được cắm trực tiếp vào máy tính. Toàn bộ ngón tay có thể tháo ra khỏi bàn tay. Jalava còn muốn tiến thêm một bước nữa với hỗ trợ không dây. Vì vậy , về cơ bản ngón tay này có chức năng như một ổ đĩa flash có thể được gỡ bỏ tùy thích.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.