Là nhạc sĩ đầu tiên nhận gải Nobel Văn học, chiến thắng của Bob Dylan đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Đáp lại, thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, bà Sara Danius (người tự nhận mình rất hâm mộ Daivd Bowie) đã ca ngợi Dylan là một nhà thơ vĩ đại, so sánh ông với Homer và Sappho.
Hiện giờ, khi giải thưởng đã được mở rộng, những nhạc sĩ nào cũng xứng đáng nhận Nobel Văn học? Dưới đây là một vài gợi ý:
Smokey Robinson
Không rõ có đúng chính Bob Dylan đã ca ngợi Smokey Robinson là “nhà thơ sống vĩ đại nhất nước Mỹ” không, nhưng có một điều chắc chắn là các sáng tác tinh tế của Robinson đã trở thành chuẩn mực, và hơn cả thế của nhạc soul cổ điển.
Những ca khúc đình đám có thể kể tới của Robinson là The Tracks Of My Tears, I Second That Emotion, My Girl, Get Ready, The Hunter Gets Captured By The Game, Ain’t That Peculiar…
Paul McCartney đã phải thốt lên rằng: “Smokey Robinson như là Chúa trong mắt chúng tôi”.
Morrissey
Những ca từ đẹp đầy vẻ chán chường nhưng cuốn hút của nghệ sĩ indie tới từ Manchester đã nằm trong tim của nhiều thế hệ, từ những ca khúc kinh điển của The Smiths như There Is A Light That Never Goes Out hay This Charming Man tới các bài đình đám trong sự nghiệp solo của Morrissey như Everything Is Like Sunday.
Phải thừa nhận rằng, Moz có nhiều khả năng giành giải Nobel Văn học nhờ lời các bài hát do ông sáng tác, hơn là nhờ nỗ lực trong viết tiểu thuyết. Cuốn List Of the Lost xuất bản năm 2015 của ông đã gây rất nhiều tranh cãi.
Chuck D
Những ca từ bùng cháy và giàu tính hùng biện là đặc trưng không thể nhầm lẫn trong các sáng tác của thủ lĩnh ban nhạc Public Enemy. Các bài “thánh ca” trong giới hip hop như Don’t Believe The Hype hay Fight The Power đã tạo cú sốc trong làng nhạc nói chung.
Trong ca khúc ồn ào và sôi nổi Revolutionary Generation, Chuck bày tỏ sự tôn trọng với quyền của phụ nữ da màu: “Ngày qua ngày, nước Mỹ đang ăn mòn những người trẻ/ Và đánh bại những người phụ nữ của chúng ta.”
Kate Bush
Kể từ sau thành công vang dội của ca khúc đầu tay Wuthering Heigts (Cuốn theo chiều gió) năm 1978, các sáng tác của Kate Bush luôn gợi nhớ tới các nhân vật trong văn học.
Dù lấy cảm hứng từ Emily Bronte, James Joyce hay tự tưởng tượng ra, Bush khi nào cũng là người kể truyện sinh động và khác thường.
Caetano Veloso
Ông là biểu tượng của phong trào nghệ thuật Tropicalia ở Brazil. Là một người viết sung mãn và đầy khí chất, các ca khúc của ông đâm chất chính trị cuối những năm 1960. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên như It Is Forbidden To Forbid, ông đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Ông từng đoạt Grammys và nhiều giải thưởng lớn khác trên toàn cầu.
Gulzar
Cũng như Dylan, các sáng tác giàu sáng tạo, đa ngôn ngữ của nhà thơ, nhà viết nhạc Sampooran Singh Kalra, còn được biết đến với nghệ danh Gulzar, từng giúp ông giành giải Oscar (cho ca khúc trong phim Slumdog Millionaire).
Các ca khúc viết cho Bollywood của Gulzar được ngợi ca bởi sự tinh tế của nó, nổi tiếng nhất là Chaiya Chaiya (cho phim Dil Se); trong đó, ông lấy cảm hứng từ một bài thơ dân gian Sufi có từ thế kỷ 17.
Patti Smith
Là nữ thi sĩ của làng Punk, nàng thơ Mapplethorpe, nghệ sĩ art rock, Patti Smith có phạm vi sáng tác rất rộng. Một trong những lời bài hát được trích dẫn nhiều nhất của cô nằm trong dòng mở đầu của album đầu tay Horses (“Jesus chết cho tội lỗi của ai đó, không phải của tôi”).
Theo thời gian, thế giới tinh thần của Patti Smith ngày một rộng lớn và gây ảnh hưởng toàn cầu trong những năm vừa qua.
Joni Mitchell
Joni Mitchell luôn là nhạc sĩ rất khó để dự đoán, kể từ khi bà còn ngồi ở quán cà phê nhạc dân gian tại Canada tới khi chuyển tới Los Angeles và gây choáng váng cho thế giới với album huyền thoại Blue.
Từ những đoạn hợp xướng vui nhộn tới lời thú tội đầy ám ảnh, các sáng tác của Mitchell luôn vô cùng tinh tế và đầy sức mạnh.
Nick Cave
Là nghệ sĩ solo nhưng nổi tiếng hơn trong vài trờ thủ lĩnh ban nhạc the Bad Seeds trong hơn 30 năm, nghệ sĩ rock Nick Cave của Úc luôn biết kết hợp tài tình giữa những đoạn riff thô ráp với ca từ trữ tình đôi khi rất buồn cười.
Được mệnh danh là “Hoàng tử bóng tối”, âm nhạc của Cave đặc trưng bởi cảm xúc dào dạt với những ám ảnh về cái chết, tôn giáo, tình yêu và bạo lực. Sức mạnh âm nhạc kỳ diệu của ông trải dài suốt từ Red Right Hand (1994) tới album mới phát hành hồi tháng Chín Skelton Tree, bất chấp những thảm kịch cá nhân xảy đến trong đời ông.
Kanye West
Sau khi tự tuyên bố mình là một “Yeesus”, giải Nobel có vẻ cũng không phải quá xa với với Kanye West. Mặc dù có rất nhiều bê bối trong đời tư, không thể phủ nhận, West rất tài năng theo một cách nào đó.
Anh được đánh giá là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 21 và có lượng đĩa bán chạy nhất mọi thời đại. Các ca từ do anh sáng tác, có thể nói, luôn sốc và “sáng tạo”.