2 giáo sư người Việt được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới

Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sỹ mới, trong đó có 2 giáo sư người Việt là Nguyễn Thế Hoàng (quê Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Thanh Mai (quê Quảng Ngãi).

GS. TS khoa học, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sinh năm 1965, quê quán tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ông được biết đến với những nghiên cứu xuất sắc về kỹ thuật chế tạo vạt vi mạch để phục hồi chức năng.

Năm 1999, ông đã nhận được giải thưởng Johann Nepomuk von Nussbaum của Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Đức cho những nghiên cứu ban đầu của mình về chủ đề này.

Ông đã đóng vai trò quan trọng trong ca ghép hai tay đầu tiên trên thế giới vào năm 2008. Với thành tựu này, ông đã được trao tặng Huân chương Karl Max von Bauernfeind của Đại học Kỹ thuật Munich năm 2008 và Giải thưởng APKO của Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình và Tái tạo Đức năm 2009.

GS. TS khoa học, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Ảnh: BV 108).

GS. TS khoa học, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Ảnh: BV 108).

Năm 2012, ông nhận được Giải thưởng Nghiên cứu Friedrich Wilhelm Bessel từ Quỹ Alexander von Humboldt để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu của mình.

Năm 2020, ông đã thực hiện ca ghép tay đầu tiên từ người hiến tạng sống bằng cách sử dụng phần còn lại của một cánh tay bị cắt cụt không thể cứu vãn. Cho đến nay, chưa có trường hợp tương tự được báo cáo trong tài liệu y khoa thế giới.

Ông được phong học hàm Phó Giáo sư của Việt Nam năm 2006; nhận học vị Tiến sỹ khoa học năm 2008 và Phó Giáo sư của Trường Đại học Tổng hợp Munich năm 2009. Năm 2018, ông được nhận học hàm Giáo sư.

GS Hoàng là tác giả chính của hơn 100 công trình nghiên cứu đã được đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ.

Những công trình nghiên cứu khoa học của ông tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tân tạo tuần hoàn và nuôi cấy tế bào, dịch chuyển các vạt tổ chức tự do ứng dụng vi phẫu thuật, điều trị các dị tật bẩm sinh chi thể phức tạp và ghép tạng.

Bên cạnh nhiều giải thưởng khoa học cao quý trong nước và quốc tế, năm 2012, ông được nhận Giải thưởng khoa học danh giá Friedrich Wilhelm Bessel của Quỹ Hàn lâm Khoa học Đức Alexander von Humboldt dành cho những công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, có tính đột phá khoa học.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, sinh năm 1974, quê Quảng Ngãi, tốt nghiệp ngành hóa học Trường ĐH Tổng hợp (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên). Sau đó, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành hóa dược tại Trường ĐH Y Dược Toyama, Nhật Bản.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai (Ảnh: VNUHCM).

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai (Ảnh: VNUHCM).

Bà được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2014 và sau đó là Giáo sư vào năm 2021. Năm 2023, Giáo sư Mai được phong là Nhà giáo ưu tú.

Trong 10 năm đầu sau tiến sĩ, bà chủ yếu tập trung nghiên cứu lĩnh vực phát hiện thuốc từ dược liệu Việt Nam.

Gần đây, nữ giáo sư tiếp tục triển khai một số nghiên cứu ứng dụng, hoàn thành 2 sản phẩm hỗ trợ ung thư đường tiêu hóa và viêm khớp từ dược liệu trong nước. Tính đến nay, GS. TS Nguyễn Thanh Mai đã có hơn 80 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

Với nghiên cứu về các sản phẩm từ loài ong nuôi ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Mai đã đạt Giải thưởng sáng tạo TPHCM năm 2019.

Giáo sư được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 dành cho nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai đã có công trình "Hoạt tính ức chế xanthine oxidase của cây thuốc Việt Nam," nghiên cứu 288 chiết xuất từ 96 loại cây để điều trị bệnh gout, tiên phong trong việc kết hợp y học cổ truyền Việt Nam với khoa học hiện đại.

Nghiên cứu phát hiện ra nhiều hợp chất mới, nguyên liệu để sản xuất thuốc có hiệu lực cao để điều trị bệnh các bệnh gout, tiểu đường, Alzheimer, viêm khớp, loét dạ dày và ung thư.

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai đã đứng đầu 14 dự án nghiên cứu và xuất bản 90 bài báo quốc tế và 80 bài báo quốc gia.

Viện Hàn lâm Khoa học thế giới là một tổ chức phi chính phủ quốc tế thuộc UNESCO, quy tụ hơn 1.400 nhà khoa học xuất sắc từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 74 viện sỹ mới được công nhận năm nay, Brazil và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều viện sỹ mới nhất (10 người), tiếp đó là Ấn Độ (9 người), Malaysia (7 người), Nam Phi (4 người), Bangladesh, Maroc, Pakistan (mỗi nước có 3 người); Việt Nam, Cuba, Ai Cập, Hoa Kỳ (mỗi nước có 2 người)...

dantri.com.vn

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.