7 sai lầm chúng ta thường mắc khi nói về kháng sinh

Những nhận thức sai lầm trong cộng đồng về kháng sinh đang tiếp tay cho các hành động khiến ’cơn ác mộng’ trở nên tồi tệ.

Trong những ngày hôm nay, cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu về kháng kháng sinh lại trở thành tâm điểm chú ý. Những gene vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, thậm chí là tất cả các loại kháng sinh chúng ta có, đã được ghi nhận ở Trung Quốc, Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ.

Hiện nay, có tới 700.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu gây ra bởi vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không hành động, con số sẽ tăng đến hơn 10 triệu vào năm 2050.

Ngưỡng tưởng đó là vấn đề của hệ thống y tế và trách nhiệm không thuộc về mỗi chúng ta, tuy nhiên, khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng chính những nhận thức sai lầm trong cộng đồng về kháng sinh đang tiếp tay cho các hành động khiến "cơn ác mộng" trở nên tồi tệ. Dưới đây là 7 sai lầm cơ bản mà bạn có thể mắc khi nói về kháng sinh:

1. Kháng kháng sinh sẽ không xảy ra nếu tôi chọn đúng loại thuốc - Sai.

7 sai lam chung ta thuong mac khi noi ve khang sinh

Kháng kháng sinh đã xuất hiện trước cả khi chúng ta phát minh ra thuốc kháng sinh.

Kháng kháng sinh xảy ra dưới sự chi phối của chọn lọc tự nhiên, như Darwin đã đề xuất trong Thuyết tiến hóa. Vi khuẩn, trong hàng ngàn năm kể từ khi ra đời, đã phải tự bảo vệ mình khỏi các chất hóa học sản sinh bởi các vi khuẩn khác và nấm. Năm 1928, Alexander Fleming đã phát hiện ra điều này và chúng ta, đơn giản chỉ là gọi những chất hóa học đó là kháng sinh.

Vì vậy, kháng kháng sinh đã xuất hiện trước cả khi chúng ta phát minh ra thuốc kháng sinh. Chúng phải hình thành khả năng kháng cự để sống sót và tồn tại sau một cuộc tấn công bằng kháng sinh, dù cho kháng sinh đến từ nấm hay từ những viên nang mà con người điều chế được.

Bất cứ khi nào chúng ta sử dụng một loại kháng sinh, quá trình kháng nó vẫn xảy ra ở vi khuẩn. Việc bạn chọn một loại thuốc tốt hơn, mà các bác sĩ gọi là "nhạy", chỉ giết chết hiệu quả chủng vi khuẩn đang gây bệnh chưa hình thành khả năng kháng nó.

Tuy nhiên, nếu chẳng may tồn tại những vi khuẩn đã kháng thuốc, chúng sẽ tiếp tục sống sót và sinh sôi nảy nở. Các vi khuẩn có thể trao đổi khả năng kháng thuốc với nhau. Đây là một trong số những cách mà vi khuẩn kháng thuốc lây lan, đặc biệt là ở các cơ sở y tế, khi các bác sĩ không tuân thủ tốt các quy định vệ sinh.

Nói tóm lại, dù bạn có chọn đúng một loại kháng sinh, nó chỉ "nhạy" hơn nhưng vẫn có khả năng gây kháng.

2. Cơ thể của tôi đang trở nên kháng thuốc - Không. Lỗi không phải ở bạn mà đó là vi khuẩn.

Cho nên, không thể quan niệm rằng thay đổi một điều gì trên cơ thể sẽ giúp chúng ta vượt qua sự kháng thuốc. Đối tượng mà bạn cần tác động là vi khuẩn.

3. Kháng sinh sẽ giúp bạn vượt qua cảm lạnh và cúm - Sai.

7 sai lam chung ta thuong mac khi noi ve khang sinh

Kháng sinh chỉ hoạt động để chống lại vi khuẩn.

Kháng sinh chỉ hoạt động để chống lại vi khuẩn. Trong khi đó, cảm lạnh và cúm gây ra bởi virus. Dùng kháng sinh trong trường hợp này là vô ích và được tính là lạm dụng. Chúng ta càng lạm dụng kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc càng có nhiều khả năng được sinh ra và lây lan nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây hại cho chính cơ thể bạn. Các kết quả có thể xảy ra nếu bạn sử dụng kháng sinh để điều trị cảm lạnh và cúm là:

Tự làm hại cơ thể với các tác dụng phụ của kháng sinh Gây ảnh hưởng đến gai đình và xã hội, khi tăng cơ hội kháng thuốc cho vi khuẩn

Theo một khảo sát của WHO trên 12 quốc gia, có tới 64% người được hỏi tin rằng virus gây cảm cúm có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Những người có quan điểm này thậm chí còn ép buộc nó lên bác sĩ hoặc y tá và yêu cầu họ kê đơn gồm kháng sinh cho mình khi bị bệnh.

Các khảo sát còn cho thấy dường như kháng sinh bị lạm dụng nhiều hơn ở các nước thu nhập thấp. 42% số người trong khu vực này sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tháng trước cuộc khảo sát. Trong khi đó, ở các nước có thu nhập cao chỉ là 29%.

4. Trong quá trình điều trị, tôi có thể dừng kháng sinh vào những ngày cuối - Sai.

7 sai lam chung ta thuong mac khi noi ve khang sinh

Không tự ý giảm liều hoặc ngưng sử dụng kháng sinh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Rất nhiều người đang mắc phải lỗi sai nghiêm trọng này, tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển. Trong quá trình điều trị, họ tin rằng mình có thể giảm liều hoặc ngưng hẳn kháng sinh một khi đã cảm thấy tốt hơn.

Sự thực là bạn đang đánh giá tình trạng bệnh của mình theo cảm tính. Các triệu chứng thường được cải thiện trước một khoảng thời gian, khi các vi khuẩn đã bị giết chết và xử lý bởi cơ thể.

Nếu giảm liều hoặc ngưng sử dụng kháng sinh sớm, số lượng thuốc sẽ không đủ để tiêu diệt một bộ phận vi khuẩn còn lại. Và bất kể số lượng còn lại là bao nhiêu, chúng vẫn có thể sinh sản và tái tạo lại quần thể. Kết quả là căn bệnh quay trở lại, trong khi, vi khuẩn có thêm thời gian để tạo ra các cơ chế kháng thuốc.

Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị dành cho mình. Không tự ý giảm liều hoặc ngưng sử dụng kháng sinh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Tôi có thể sử dụng kháng sinh còn lại của người khác khi chưa hết hạn - Sai.

7 sai lam chung ta thuong mac khi noi ve khang sinh

Đừng bao giờ sử dụng những viên thuốc thừa lại.

Đừng bao giờ sử dụng những viên thuốc thừa lại trong tủ thuốc gia đình, ngay cả khi nó đến từ đợt điều trị trước của chính bạn.

Có hai lý do cho điều này: Kháng sinh dành cho người khác có thể không có tác dụng đối với bệnh của bạn, ngay cả khi cả hai được chẩn đoán giống nhau. Kháng sinh bảo quản theo thời gian có thể bị giảm hoạt tính và có nhiều khả năng gây kháng ở vi khuẩn.

6. Kháng kháng sinh chỉ xảy ra từ đợt điều trị thứ hai trở đi - Sai.

Như đã nói, kháng kháng sinh có thể xảy ra bất cứ khi nào bạn sử dụng kháng sinh, cho dù đó là lần đầu tiên bạn điều trị với loại thuốc này. Dĩ nhiên, có một logic đúng ở đây, càng tăng số lần lặp lại việc điều trị, vi khuẩn càng có khả năng lớn hơn để đề kháng với thuốc.

7. Kháng kháng sinh là lỗi của hệ thống y tế

Nói một cách công bằng, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra như hiện nay, các bác sĩ và hệ thống y tế có một trách nhiệm lớn.

Tuy nhiên, lỗi không hoàn toàn thuộc về họ. Ngay từ khi những liều penecilin đầu tiên được sản xuất, Alexander Fleming đã cảnh báo về một ngày mà những viên thuốc không còn tác dụng.

7 sai lam chung ta thuong mac khi noi ve khang sinh

Chính chúng ta phải chịu phần trách nhiệm còn lại cho mỗi hành động lạm dụng và coi kháng sinh là những viên "thần dược".

Tuy nhiên, sự thất bại trong việc giáo dục cộng đồng và nâng cao ý thức của chúng ta trong việc sử dụng kháng sinh đã khiến tình trạng trở nên tồi tệ như hôm nay. Chính chúng ta phải chịu phần trách nhiệm còn lại cho mỗi hành động lạm dụng và coi kháng sinh là những viên "thần dược". Nó được sử dụng bừa bãi cho mọi loại bệnh và thậm chí là trong chăn nuôi.

Tuy nhiên, thiết nghĩ bây giờ không còn là thời điểm chúng ta đổ lỗi cho nhau. Điểm mấu chốt hiện nay là cả hệ thống y tế và cộng đồng đều phải có trách nhiệm với tương lai của nhân loại. Kháng sinh là một lợi ích chung của toàn cầu và nó thuộc về tất cả mọi người, mọi thế hệ.

Những gì chúng ta làm ngày hôm nay đang ảnh hưởng đến thế hệ kế tiếp. Vì vậy, đây là thời điểm mỗi người cần ý thức lại việc sử dụng kháng sinh của mình, thông qua những nhận thức và hành động đúng đắn. Đừng để những sai lầm trên tiếp tay cho vi khuẩn, khiến "cơn ác mộng" ngày càng tồi tệ hơn nữa.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.