Ai Cập khai quật khu định cư 2.300 năm

Các nhà khảo cổ phát hiện một khu định cư có niên đại ít nhất từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở ven biển Địa Trung Hải.

Ai Cập khai quật khu định cư 2.300 năm

Tàn tích khu định cư có niên đại ít nhất 2.300 năm ở Ai Cập. Ảnh: Ahram

Địa điểm khai quật nằm ở quận Al-Shatby, thuộc thành phố Alexandria, không chỉ đóng vai trò là nơi cư trú mà còn hoạt động như một trung tâm buôn bán, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết trong một tuyên bố vào cuối tuần trước.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy con đường chính và các đường phố liền kề của khu định cư được liên kết bởi một mạng lưới nước thải. Khu vực này đã được sử dụng từ cuối thời kỳ vương quốc Ptolemy cho đến giữa thời kỳ cai trị của người La Mã, bao gồm một khung thời gian từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Bên trong khu vực khai quật, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn các giếng cắt vào đá và một mạng lưới bể chứa nước. Họ cũng phát hiện một bức tượng bằng thạch cao của hoàng đế La Mã không rõ danh tính, một tấm bùa hộ mệnh, nhiều vò hai quai, bát bằng đất sét và khoảng 700 đồng tiền cổ.

Ai Cập khai quật khu định cư 2.300 năm

Một số hiện vật được khai quật trong khu định cư. Ảnh: Ahram

Ahmed Abu Hamd, người đứng đầu bộ phận cổ vật ở Alexandria, cho rằng những gì còn lại tương ứng với một “khu chợ, đền thờ và xưởng điêu khắc”.

Ai Cập trong những năm gần đây liên tiếp công bố các khám phá khảo cổ quan trọng với hy vọng có thể hồi sinh ngành du lịch đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc nổi dậy năm 2011 và đại dịch virus corona. Cách đây vài tháng, Bộ Du lịch và Cổ vật nước này cũng thông báo phát hiện tàn tích của một “thành phố thất lạc” được xây dựng bởi ông nội của pharaoh Tutankhamun, có niên đại cách đây khoảng 3.500 năm.

Theo Đoàn Dương/VNE (AFP )

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.