Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Antoni Patek, thợ đồng hồ người Ba Lan, là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành đồng hồ đeo tay không những ở Thụy Sĩ mà còn trên toàn thế giới.

Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của Patek Philippe đang được trưng bày ở bảo tàng Patek Philippe ở Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: SJX Watches.

Bất cứ tín đồ đam mê đồng hồ nào cũng sẽ biết đến Patek Philippe. Thậm chí, với nhiều người, sở hữu một sản phẩm của thương hiệu này cũng được xem là một niềm tự hào.

Nguyên nhân là ngoài giá cả không tưởng, Patek Philippe còn sở hữu lịch sử phát triển ấn tượng cùng những chế tác tiên phong trong giới đồng hồ cả ở Thụy Sĩ và trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về Antoni Patek, người đứng sau vô số danh tiếng và thành tựu của thương hiệu này, theo 3 Seas Europe .

Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Antoni Patek là người Ba Lan. Ảnh: Wikipedia Commons.

Biểu tượng người Ba Lan

Việc nghĩ rằng Patek là một cái tên kỳ lạ do đa số người Thụy Sĩ nói tiếng Đức cũng không hoàn toàn sai.

Thực tế, Antoni Patek lớn lên ở Ba Lan trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành chế tạo đồng hồ. Ngôi mộ của ông ở Geneva (Thụy Sĩ) vẫn mang cờ Ba Lan để kỷ niệm quê hương của mình.

Patek sinh năm 1812 tại ngôi làng Piaski Szlacheckie gần thành phố Lublin thuộc Công quốc Warszawa (nhà nước tại Ba Lan được thành lập bởi Napoléon I). Nơi này về sau thuộc về Nga sau khi Napoleon bị đánh bại.

Năm 16 tuổi, Patek gia nhập quân đội. Khi đó, Ba Lan vẫn có một phần tự trị song dù vẫn chịu sự ràng buộc của một liên minh với Nga. Vì vậy, về mặt bản chất, ông vẫn là một người Ba Lan.

Năm 1830, Patek quyết định tham gia Cuộc nổi dậy tháng 11 hay còn được gọi là chiến tranh Ba Lan - Nga. Đây là một cuộc nổi dậy vũ trang ở trung tâm của Ba Lan để chống lại Đế quốc Nga.

Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của thương hiệu Patek Philippe. Ảnh minh họa: Watch Time.

Cuộc đại di cư

Không may, cuộc nổi dậy tháng 11 thất bại thảm hại. Hậu quả, Antoni Patek cùng với hàng nghìn đồng đội của mình, phải ra nước ngoài với tư cách là người di cư.

Lịch sử Ba Lan gọi sự kiện này là Cuộc đại di cư (The Great Emigration). Tất thảy được đưa đến Pháp. Tại đây, Patek đã thử làm nhiều ngành nghề.

Ông thậm chí từng làm thợ sắp chữ (typesetter). Tuy nhiên, khi thỏa thuận của hai nước Nga và Pháp loại trừ việc định cư của dân di cư người Ba Lan, Patek bị buộc phải chuyển sang sinh sống ở một đất nước khác. Lần này, ông đến Thụy Sĩ.

Thời gian đầu ở Thụy Sĩ, Patek hứng thú với việc vẽ tranh và còn bắt đầu kinh doanh rượu vang. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nghề chế tác đồng hồ, ông mới bắt đầu nhận ra niềm đam mê thực sự của mình.

Song vì chưa đủ kinh nghiệm, Patek bắt đầu với công việc trang trí vỏ đồng hồ đầu tiên. Thành công về đồng hồ của ông ở những món quà lưu niệm yêu nước cho những khách hàng cũng là người Ba Lan di cư.

Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Chiếc đồng hồ Patek Philippe được nữ hoàng Victoria mua vào năm 1868. Ảnh: Patek Philippe.

Patek, Czapek, và Philippe

Sự nghiệp đồng hồ của Patek thực sự thăng tiến khi ông tìm được Franciszek Czapek, cộng sự người Ba Lan gốc Séc.

Cả hai đã cùng nhau thành lập nên một nhà sản xuất đồng hồ đeo tay. Tuy nhiên, về sau, Czapek rời đi mở ra cơ hội cho Adrien Philippe gia nhập.

Philippe là người phát minh ra bộ phận đồng hồ mới: núm vặn - chi tiết cho phép người dùng loại bỏ chìa khóa lên dây cót truyền thống của đồng hồ.

Có thể nói, Philippe nỗ lực không ít cho cho thương hiệu đồng hồ Patek Philippe. Tuy nhiên Patek cũng không kém cạnh. Thực tế, ông là một doanh nhân xuất sắc.

Ông bỏ công sức đi nhiều nơi, thậm chí đến Nga, để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Việc làm này đã đem lại sự nổi tiếng đáng kể, giúp cho sản phẩm của họ có mặt tại Triển lãm Thế giới nổi tiếng vào năm 1851 tại London (Anh).

Ai làm nên ngành đồng hồ Thụy Sĩ

Một góc bảo tàng đồng hồ Patek Philippe tại Genava, Thụy Sĩ. Ảnh: Patek Philippe.

Thêm vào đó, nữ hoàng Victoria là nhân vật hoàng gia đầu tiên mua đồng hồ Patek Philippe. Vì vậy, dù không chỉ sản xuất cho giới hoàng gia, Patek Philippe vẫn được xem là vua trong giới đồng hồ.

Cuối cùng, lịch sử ngành đồng hồ biến đổi rõ rệt khi đồng hồ lên dây cót xuất hiện. Trong đó, Patek đóng góp một vai trò khá lớn trong thay đổi này nhờ vào những phát minh và sáng tạo trong đồng hồ của mình.

Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải , tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.

Theo Zing

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…