Hà Tĩnh: Tìm người bị hại vụ lừa 5.000 cộng tác viên bán bản vẽ thi công, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Lê Bá Hải, trú tại Thanh Hóa bị Công an Hà Tĩnh bị bắt khi cùng đồng bọn lừa đảo 5.000 người, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng.

Hà Tĩnh: Tìm người bị hại vụ lừa 5.000 cộng tác viên bán bản vẽ thi công, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

Đối tượng Lê Bá Hải tại cơ quan công an

Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh đang thụ lý vụ án Lê Bá Hải (SN 1990, nơi cư trú: thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, nơi ở trước khi bị bắt: phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cùng đồng bọn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức tuyển cộng tác viên bán bản vẽ thi công công trình quang mạng internet.

Quá trình điều tra cho thấy, từ tháng 8/2021 đến khi bị bắt, Lê Bá Hải đã cùng đồng bọn sử dụng facebook đăng tuyển cộng tác viên bán bản vẽ thi công. Khi người dùng facebook đồng ý và đăng bản vẽ lên facebook cá nhân, Lê Bá Hải và đồng bọn đã dùng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của cộng tác viên.

Để phục vụ cho quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh thông tin, ai là người bị hại của Lê Bá Hải và nhóm đối tượng trên đề nghị liên hệ với cơ quan công an để được giải quyết.

Địa chỉ lên hệ: Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh, số 268 đường Nguyễn Huy Tự, TP Hà Tĩnh; ĐT: 0692.928.231.

Vào trung tuần tháng 1/2022, Công an Hà Tĩnh phối hợp huy động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ đồng loạt bắt giữ, khám xét nơi ở của các đối tượng trong đường dây lừa đảo tại 40 địa điểm khác nhau ở Hà Nội và Thanh Hóa.

Hà Tĩnh: Tìm người bị hại vụ lừa 5.000 cộng tác viên bán bản vẽ thi công, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

Các đối tượng trong nhóm lừa đảo đã bị Công an Hà Tĩnh bắt giữ.

Điều tra ban đầu cho thấy, đây là đường dây có hơn 50 đối tượng, do Lê Bá Hải cầm đầu đã thực hiện hành vi lừa đảo của các bị hại ở khắp các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước.

Đường dây tội phạm này được tổ chức chặt chẽ, hoạt động trực tuyến rất tinh vi, sử dụng giao dịch tiền ảo để rửa tiền chiếm đoạt. Các đối tượng còn sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ, tài khoản mạng xã hội ảo... để xóa dấu vết và đối phó với các cơ quan chức năng.

Qua xác minh, đường dây này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 5.000 bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast