Dư nợ tín dụng toàn địa bàn Hà Tĩnh tăng 1,36% so với đầu năm
Trong đó, dư nợ VND vẫn chiếm ưu thế với 96,72% tổng dư nợ, đạt 50.850 tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ đạt 1.320 tỷ đồng, chiếm 3,28% tổng dư nợ.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, dư nợ bắt đầu tăng từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2020, phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ cùng kỳ các năm ở thị trường Hà Tĩnh. Đặc biệt, dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (chiếm 41,73% và tăng gần 1,47% so với đầu năm), đã tạo điều kiện cho khách hàng ổn định nguồn tài chính để đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất.
Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội với quan điểm cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.
Vốn vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn chiếm 60% tổng dư nợ
Đến thời điểm này, một số ngân hàng có dư nợ lớn như: Agribank Hà Tĩnh II (gần 7.000 tỷ đồng); Agribank Hà Tĩnh (gần 6.900 tỷ đồng); VietinBank Hà Tĩnh (5.900 tỷ đồng); Vietcombank Hà Tĩnh (hơn 5.600 tỷ đồng); BIDV Hà Tĩnh (gần 3.500 tỷ đồng); quỹ tín dụng nhân dân (hơn 2.500 tỷ đồng)...