Ba Đình tỏa nắng mùa thu

(Baohatinh.vn) - “Người về đem tới ngày vui - Mùa thu nắng tỏa Ba Đình”, đó là câu trong bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của cố nhạc sĩ Văn Cao. 77 năm qua, hình ảnh Ba Đình trong nắng mùa thu thật đẹp và lộng lẫy, xao xuyến lòng người, gợi nhớ về một ngày mùa thu lịch sử.

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ kính yêu đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên kỳ đài lộng gió giữa Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và từ đó, Ba Đình tỏa nắng, rạng ngời ấm áp lòng người. Ánh nắng như vẻ đẹp lý tưởng soi sáng. Ánh nắng chan hòa thân ái, ánh nắng hồi sinh sức sống mới, một hào quang mới, khơi dậy tốt tươi sức mạnh tiềm ẩn của con người và thiên nhiên xứ sở của miền nhiệt đới, của một dân tộc “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi).

Ba Đình tỏa nắng mùa thu

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ảnh tư liệu

Mỗi sáng mai trên Quảng trường Ba Đình lộng gió, lá cờ Tổ quốc được kéo lên phấp phới bay trong nắng sớm, hồn Tổ quốc tỏa lộng muôn phương. Và Lăng Bác như một đài hoa kỳ vĩ muôn sắc hương từ mọi miền đất nước tỏa thơm trong nắng Ba Đình. Đó là sắc nắng hòa bình, nắng của tự do, độc lập, nắng của ước ao muôn đời. Nắng xua tan bóng tối để rạng rỡ bình minh, nắng đến với muôn người, đến từng ngõ xóm, đến từng miền quê. Đẹp nhất là hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong sắc nắng Ba Đình rạng rỡ.

Để có Ba Đình tỏa nắng mùa thu, Bác Hồ đã từ bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Phía sau con tàu xé nước cuộn sóng trắng là ánh nắng ấm áp của quê hương. Những mùa đông xứ lạnh, “Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá” (Chế Lan Viên). Có lẽ, trong những đêm trường thao thức, Bác đã nghĩ nhiều về Tổ quốc thân yêu, nhớ về những điệu ví giặm lấp lánh nắng sông Lam để tìm ra ánh sáng bản Luận cương của Lê-nin, tìm ra con đường đi của cách mạng. Và niềm khao khát vô bờ bến ấy đã thành hiện thực.

Ba Đình tỏa nắng mùa thu

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920. Ảnh tư liệu

77 năm đi qua, trong lòng chúng ta vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc dâng trào, tự hào khi lời Bác ấm áp dõng dạc tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Những lý lẽ sắc sảo có sức cuốn hút của một trí tuệ lớn. Từ bản Tuyên ngôn mở ra những luồng sáng của lương tri nhân loại, thức tỉnh mọi người: “Quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời của Bác là lời của cha ông ngàn xưa vọng về, lời của hàng triệu trái tim vang lên đồng vọng thiết tha. Đó là cũng là lời nhắc nhở về quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của người làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời, làm chủ xã hội. Hai tiếng “đồng bào” được Bác gọi lên thật ân cần, gần gũi, khẳng định lại khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy truyền thống cha ông, khẳng định nguồn cội tổ tiên chung bọc trứng của mẹ Âu Cơ - mẹ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Cả cuộc đời của Bác đã hy sinh hạnh phúc riêng lo cho hạnh phúc chung của đất nước bởi với Người, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là bất diệt… Trong những ngày mùa thu nắng vàng sắc thắm này, trên khắp mọi miền Tổ quốc, đồng bào miền xuôi, miền núi nô nức và háo hức đón ngày Quốc khánh - ngày tết Độc lập trong niềm vui khi đất nước đã có nhiều đổi thay. Những sắc màu của bộ mặt nông thôn mới rạng rỡ hơn, tươi thắm hơn. Không chỉ đường làng, ngõ xóm khang trang, rực rỡ màu cờ đỏ sao vàng và màu sắc hoa tươi thắm trong nắng vàng mà lòng người hân hoan tràn trề sức sống mới, khí thế mới.

Ba Đình tỏa nắng mùa thu

Quảng trường Ba Đình - nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.

Thu này ta lại càng nhớ Bác Hồ kính yêu, người đã chọn một ngày thu nắng đẹp để về với thế giới “người hiền”, để lại bản Di chúc lịch sử. Mùa thu nắng tỏa Ba Đình và từ Ba Đình tỏa nắng mùa thu. Một mùa thu lịch sử, mùa thu cách mạng, mùa thu sắc thắm nắng vàng như tình cảm dạt dào mà nhạc sĩ Vũ Thanh đã gửi gắm trong bài ca “Hà Nội mùa thu” đi cùng năm tháng: “Lời người thu năm ấy - Màu cờ thu năm ấy - Vẫn đây xanh trời mây”.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.