Báo động nạn tin giả lan nhanh hơn virus tại Ấn Độ

Hôm 21/3, siêu sao điện ảnh Ấn Độ Rajinikanth đăng một đoạn video lên Twitter đề nghị người dân chấp hành lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi về lệnh giới nghiêm toàn quốc vào ngày hôm sau.

Báo động nạn tin giả lan nhanh hơn virus tại Ấn Độ

Một số người dân đi ngang qua các cửa hàng dừng hoạt động trong thời gian phong tỏa tại New Delhi ngày 24/3. Ảnh: Reuters

Nam diễn viên này, với hơn 5,7 người theo dõi trên Twitter, nói thêm: “Ấn Độ hiện trong Giai đoạn 2. Virus vốn sống ngoài các khu vực công cộng mà chúng ta thường lui tới. Chúng ta cần ngăn chặn trong chúng vòng 12 – 14 giờ tới, nếu không, tình hình sẽ chuyển sang Giai đoạn 3”.

Theo tờ Strait Times, gần 4 giờ sau, Twitter đã gỡ bài đăng của ông Rajinikanth do thông tin sai lệch về vòng lây nhiễm của virus. Tuy nhiên, tin đồn về tác động tiềm tàng của lệnh giới nghiêm vẫn tiếp tục lan rộng. Nam diễn viên kiêm chính trị gia Pawan Kalyan và nam ca sĩ Sonu Nigam đều tuyên bố tương tự trên tài khoản mạng xã hội.

Nhiều người dân Ấn Độ đã ở yên tại nhà trong khoảng thời gian giới nghiêm toàn quốc 14 tiếng bắt đầu từ 7 giờ sáng 22/3. Chính phủ cũng đưa ra chỉ đạo cho các chính quyền tiểu bang về lệnh phong tỏa kéo dài ở 75 quận xác nhận có người nhiễm COVID-19. Gần đây nhất, đêm 23/3, Thủ tướng Modi đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước Nam Á này.

Trong một bài phát biểu, ông Modi yêu cầu người dân bày tỏ sự ghi nhận với công lao của các nhân viên y tế tuyến đầu bằng cách vỗ tay và gõ vật dụng vào tối 22/3. Tuy nhiên, trên mạng xã hội và WhatsApp, hành động này lại được đồn thổi nhằm mục đích “diệt virus”.

Báo động nạn tin giả lan nhanh hơn virus tại Ấn Độ

Cảnh vắng vẻ tại một tuyến phố ở Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ trong bối cảnh Chính phủ nước này áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch COVID-19, ngày 24/3. Ảnh: ANI/TTXVN

Một tin nhắn trên WhatsApp viết: “Vỗ tay, thổi vỏ ốc xà cừ bởi 1,3 tỷ người cùng lúc sẽ tạo ra rất nhiều xung động khiến virus mất hết sức mạnh”. Tin thất thiệt này đã được lan truyền nhanh chóng đến nỗi đội phản ứng của Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ phải lên tiếng bác bỏ: “Không! Xung động giải phóng ra từ việc vỗ tay cùng lúc sẽ không tiêu diệt được virus”.

Cũng trong ngày 22/3, ngay sau khi dân chúng ngớt tiếng vỗ tay, trên WhatsApp lại xuất hiện tin nhắn khác: “Các video truyền hình vệ tinh trực tiếp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy virus đang rút lui khỏi Ấn Độ nhờ vào nỗ lực của mọi người”.

Ngày hôm sau, Amitabh Bachchan, ngôi sao Bollywood với hơn 40 triệu người theo dõi trên Twitter, đã viết: “Có ý kiến cho rằng vỗ tay và thổi vỏ ốc giúp giảm/tiêu diệt sức mạnh của virus. Rung động này giúp lưu thông máu”. Bị các chuyên gia y tế và nhà báo phản ứng dữ dội, ông đã phải xóa dòng tweet này sau đó.

Đội ngũ kiểm chứng thông tin và chuyên gia y tế tại Ấn Độ khẳng định đại dịch tin đồn và tin giả trên mạng không chỉ nực cười mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực của nước này trong việc kiểm soát dịch bệnh. “Chúng ta không chỉ chống lại một dịch bệnh, chúng ta còn chống lại một dịch bệnh về thông tin”, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Adhanom Ghebreyesus từng nhấn mạnh cách đây một tháng.

Báo động nạn tin giả lan nhanh hơn virus tại Ấn Độ

Một rạp chiếu phim đóng cửa do dịch COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 14/3. Ảnh: THX/TTXVN

Tiến sĩ Sumaiya Shaikh, nhà khoa học thần kinh kiêm biên tập viên tại trang website kiểm tra thông tin về dịch bệnh của Ấn Độ, thậm chí còn gọi đó là “dịch bệnh thông tin giả”.

“Người dân đang tin vào thông tin giả. Nhiều người đa ra ngoài nhảy múa vào đêm 22/3 để mừng virus bị tiêu diệt. Họ không hiểu về khái niệm giãn cách xã hội, vốn hiện là biện pháp duy nhất để ngăn chặn virus lây lan. Giới nổi tiếng nên có trách nhiệm và sử dụng sức ảnh hưởng lớn của họ chỉ để chia sẻ thông tin được kiểm chứng”, bà Shaikh lưu ý.

Đáng tiếc, một số quan chức chính phủ Ấn Độ cũng đã bất cẩn trong việc chọn lọc và chia sẻ thông tin. Ngày 19/3, ông Ashwini Kumar Choubey, Bộ trưởng Y tế bang tại Chính phủ Trung ương, phát biểu với cánh báo chí về việc phơi nắng có thể giúp tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Một trong những phản ứng đầu tiên của New Delhi về đại dịch COVID-19 được đưa ra hồi tháng 1, khi một bộ trung ương công bố danh sách các phương thuốc truyền thống bản địa có thể giúp người dân tránh được virus.

Tiến sĩ Shaikh nói: “Không loại thuốc nào trong số đó có hiệu quả. Chúng chừng từng được thử nghiệm, dù chỉ để điều trị các triệu chứng, và hoàn toàn không có nghiên cứu trước đây về tác dụng của chúng đối với COVID-19. Đáng buồn, đa số thông tin giả trên thế giới đang bắt nguồn từ Ấn Độ, từ các chính trị gia và bộ ngành”.

Một số tin đồn thậm chí còn gây hoảng loạn. Ngày 18/3, Facebook và WhatsApp xuất hiện bài đăng liên quan bác sĩ Naresh Trehan – Giám đốc Bệnh viện Medanta - viết: “Vừa nhận được tin mới từ văn phòng bác sĩ Trehan… Ấn Độ chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 1 – 2 ngày. Hãy tích trữ đủ lương thực, thuốc men và tiền mặt”.

Bệnh viện Medanta buộc phải lên tiếng bác bỏ: “Xin vui lòng bỏ qua thông tin trên. Nó có thể dẫn đến cơn mua sắm hoảng loạn, tích trữ và quá tải tại ngân hàng. Nó không đáng để bạn bận tâm đâu”.

Ấn Độ là thị trường lớn nhất của ứng dụng tin nhắn WhatsApp với xấp xỉ 400 triệu người dân. Công ty này tuần trước tuyên bố sẽ thành lập một trung tâm xử lý thông tin dịch COVID-19 cùng với WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc để hướng dẫn và cung cấp thông tin chính xác cho người dùng.

Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã yêu cầu các hãng truyền thông xã hội tăng cường xử lý thông tin sai lệch cũng như hướng dẫn người dùng không đăng nội dung như vậy. New Delhi cũng lập nên chương trình nhắn tin tự động mang tên “Mygov Corona” trên WhatsApp để cung cấp kiến thức về triệu chứng nhiễm virus, biện pháp phòng ngừa cũng như số đường dây nóng. Thủ tướng Modi cũng cảnh báo người dân đừng tin vào hoang tin và các biện pháp tự chữa trị.

Trước đó, hồi tháng 2, ngành chăn nuôi gia cầm Ấn Độ đã mất tới 13 tỷ rupee (tương đương 182 triệu USD) trong 3 tuần, sau khi những tin đồn trên mạng xã hội rằng gà là nguồn gốc của sự lan truyền virus SARS-CoV-2. Tin đồn này đã làm sụt giảm nhu cầu về gà khiến giá bán giảm gần một nửa.

Theo TTXVN

Đọc thêm

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.
Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Việc Apple giảm sản lượng iPhone 16 có thể xuất phát từ nhu cầu hạn chế đối với dòng smartphone mới nhất. Tuy nhiên, điều này cần được xem xét thêm trong thời gian tới.
Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi

Nhà chức trách Mỹ cáo buộc các công ty mạng xã hội và nền tảng streaming lớn – bao gồm Amazon, YouTube, Facebook, TikTok – theo dõi người dùng để trục lợi từ thông tin cá nhân của họ.
Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Điện thoại bán chạy nhất thế giới

Trong nửa đầu năm 2024, iPhone 15 Pro Max đứng đầu doanh số smartphone toàn cầu và tạo khoảng cách rất xa với cái tên xếp ở vị trí phía dưới.