Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

(Baohatinh.vn) - Trong gần 1 tháng (từ ngày 20/2 đến nay), cơ quan chức năng Hà Tĩnh liên tiếp phát hiện, xử phạt 28 trường hợp đăng thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Cuộc chiến chống tin giả về dịch Covid-19 đang cần sự chung tay nhiều hơn nữa của cả cộng đồng.

Đăng thông tin giả về dịch Covid-19: "Nhờn thuốc?"

Tối 3/3, người dân TP. Hà Tĩnh như “dậy sóng” sau khi tin đồn được đăng tải lên Facebook với nội dung, một người ở vùng dịch trở về dự đám cưới tại tầng 1, khách sạn BMC vào ngày 1/3, đồng thời khuyến cáo mọi người có mặt tại đám cưới nên đi kiểm tra. Chỉ trong thời gian ngắn, bài viết thu hút rất nhiều lượt like, share, bình luận.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Phan Thị D.H (trú phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh) bị Công an TP. Hà Tĩnh xử phạt 10 triệu đồng

Sau khi xác định được chủ Facebook trên là chị Phạm Thị D.H. (trú phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh), Công an TP. Hà Tĩnh đã triệu tập đối tượng này lên làm việc.

Tại cơ quan công an, H. đã thừa nhận hành vi sai trái của mình khi đăng thông tin trên. Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt H. 10 triệu đồng.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Cơ quan chức năng làm việc với T.Đ.H (SN 1995, trú xã Thạch Sơn, Thạch Hà)

Gần đây nhất, vào 20h ngày 16/3, T.Đ.H. (SN 1995, trú xã Thạch Sơn, Thạch Hà) đã tải đăng lên Facebook với nội dung dịch Corona đã lan xuống Lộc Thủy và khả năng lây lan khắp nơi. Tại cơ quan điều tra, H. thừa nhận thông tin trên là không đúng sự thật, đối tượng nghe từ người thân và hoàn toàn chưa được kiểm chứng.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Nội dung mà T.Đ.H đăng tải trên Facebook cá nhân của mình

Tính từ ngày 20/2/2020 đến nay, cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã xử phạt 28 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19. Trong đó, Công an tỉnh và công an các địa phương xử phạt 18 vụ, phạt tiền 8 vụ với tổng số 40 triệu đồng; còn lại cảnh cáo, buộc gỡ bỏ, đính chính xin lỗi, viết cam kết không tái phạm.

Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh Phạm Văn Báu cho biết: “Trong quá trình xử lý các đối tượng này, chúng tôi đã tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước để họ được biết".

Điều đáng nói, thông tin về việc cơ quan chức năng xử phạt các trường hợp liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây đủ để thấy sức “nóng” của vấn đề. Sự đấu tranh, ngăn chặn quyết liệt của các ngành Thanh tra, Công an còn cho thấy tác động tiêu cực tới toàn xã hội từ những thông tin giả. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều đối tượng mắc sai lầm.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Phạm Văn Báu khẳng định, thời gian tới, đơn vị sẽ kiên quyết xử lý triệt để đối với hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19

Nguyên nhân này được Trung tá Lê Hải Thắng - Đội trưởng Đội An ninh (Công an TP. Hà Tĩnh) phân tích: “Một số đối tượng phạm pháp xuất phát từ nhận thức pháp luật chưa đầy đủ nhưng cũng có người lợi dụng mạng xã hội để câu view, câu like. Nhưng dù vô tình hay cố ý, hành vi đăng tải thông tin gây hoang mang dư luận phải được xử lý thật nghiêm”.

“Bản thân chưa ý thức được thông tin đăng tải có hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình trật tự trị an trên địa bàn” hay “đăng tải với mục đích tăng tương tác”... là các nguyên nhân chính dẫn tới hành vi nói trên. Để rồi, khi bài đăng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, người tiếp nhận thông tin lộ rõ vẻ hoang mang, sợ hãi; chủ tài khoản Facebook mới giật mình lo sợ, vội vàng xóa nguồn tin chưa được xác minh, kiểm chứng.

Chung tay đẩy lùi tin giả

Theo dõi các vụ việc bị cơ quan chức năng triệu tập, xử lý thời gian vừa qua, chị Trần Thị Huyền Trang (cư dân khu nhà ở xã hội Hà Tĩnh) chia sẻ: “Người dân rất lo lắng khi các thông tin thất thiệt được đăng tải, lan truyền rộng rãi.

Sau khi các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ những thông tin này, tôi như trút được gánh nặng. Mong rằng, sắp tới, các ngành chức năng sẽ mạnh tay hơn đối với hành vi tung tin giả lên mạng xã hội”.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Đối tượng Nguyễn Huy L. (SN 1991, trú phường Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh) bị Công an tỉnh và Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông Hà Tĩnh xử phạt 10 triệu đồng (ngày 20/2/2020)

Lời chia sẻ của chị Huyền Trang cũng là tiếng nói chung của nhiều người dân trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Rõ ràng, một “lời cảnh báo” tưởng chừng vô thưởng vô phạt trên môi trường mạng không đơn thuần chỉ để thỏa mãn quyền tự do ngôn luận trên trang cá nhân, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy, gây xáo trộn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và đôi khi, ảnh hưởng tới danh dự những cá nhân vô tình bị “điểm mặt chỉ tên”.

Liên tiếp xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật ở Hà Tĩnh: “Nhờn thuốc” hay thiếu hiểu biết pháp luật?

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tung tin sai sự thật là điều rất khó chấp nhận, phải xử lý nghiêm.

Trung tá Lê Hải Thắng - Đội trưởng Đội An ninh (Công an TP. Hà Tĩnh) nhấn mạnh: “Cũng như các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, công an các địa phương, Công an TP. Hà Tĩnh thường xuyên bám nắm thông tin, theo dõi các diễn biến trên mạng xã hội xoay quanh dịch bệnh Covid-19. Tôi tin rằng, với tinh thần chống dịch như chống giặc thì cuộc chiến chống tin giả của các ngành chức năng Hà Tĩnh sẽ có kết quả, góp phần vào thành công chung của hoạt động phòng chống dịch Covid-19”.

Trong khi đó, quan điểm chỉ đạo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh là kiên quyết xử lý triệt để những hành vi đưa tin sai sự thật; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thông tin; tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền về những quy định của pháp luật, đặc biệt là những hành vi đưa tin sai sự thật về dịch Covid- 19, gây hoang mang dư luận trong cộng đồng, nhân dân”.

Nhìn nhận trên góc độ pháp lý, luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu dẫn chứng: Điều 8, Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Trường hợp phao tin đồn sai sự thật nhằm xuyên tạc, câu like hoặc phục vụ cho mục đích kinh doanh qua mạng..., người đăng tin sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền 20-30 triệu đồng đối với tổ chức, 10-15 triệu đối với cá nhân.

Trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ xác định người tung tin thất thiệt nhằm gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về hành vi vu khống, quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2018 với mức phạt tù cao nhất 7 năm.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.