Bập bùng bếp lửa ngày thơ.

Những buổi chiều, tôi đi làm đồng cùng mẹ, nhìn về phía làng khi thấy những vệt khói trắng bay lên sau những bụi tre già thấp thoáng, lòng tôi chợt thấy thật ấm áp...

Tản văn

. Màu khói cho tôi liên tưởng tới bữa cơm tối đầy hứa hẹn, dù chẳng có mâm cao cỗ đầy gì nhưng cả nhà tôi luôn quây quần , ấm áp vui vẻ sau một ngày lao động mệt nhọc. Con út Thương em tôi mới 8 tuổi đầu mà cũng nấu cơm đâu ra đấy chờ cả nhà đi làm về, nó vui vẻ đón moị người tận đầu ngõ bằng những câu chuyện hóm hỉnh.

Cơn gió chiều nhè nhẹ thổi, những làn khói mỏng manh lan dần trên những mái rạ, mùi rơm rạ ấm nồng, mùi cơm mới quyện vào đôi chân nhỏ của tôi đang nhảy chân sáo. Bên bếp lửa bập bùng nhóm lên biết bao ấm nồng, tình nghĩa. Bữa cơm sum họp của gia đình tôi sắp sửa bắt đầu. Không khí đầm ấm của mỗi gia đình được nhen lên từ những làn khói mỏng manh như thế. Cảm giác yên bình, hạnh phúc vẫn nâng đỡ tôi giữa những lo toan vất vả đời thường. Những hoài niệm, kí ức về tuổi thơ ngập tràn ước mơ và hi vọng.

Quê nghèo của tôi với mái tranh, mái rạ bao đời. Luỹ tre vẫn đêm ngày đu đưa kẽo kẹt như người đu võng miệt mài đêm ngày. Tất cả tưởng như mới hôm qua, chỉ như một chớp mắt thôi cái làng quê nghèo với những con người lam lũ bao đời đã đổi thay thực sự như nàng Lọ Lem, cô Tấm hiền trong cổ tích. Nhà tranh tre đã đựơc xoá bỏ, những lũy tre đã được thay bằng những hàng cây ăn quả. Cái làng quê nghèo của tôi ngày ấy với ăm ắp kỉ niệm đã đổi thay thật nhiều. Những ông vua bếp đen thui mà tôi và lũ trẻ con trong xom vẫn dùng những ngón tay nhỏ xíu xoa vào mặt nhau để rồi mặt mũi lọ lem và bị mẹ đánh đòn đã lùi xa vào dĩ vãng. Lũ trẻ ngày xưa giờ cũng mỗi người một ngả. Mẹ tôi đã như chuối chín cây, bà thì không còn nữa!

***

Cái ngày xưa ấy của tôi, mỗi nhà đều có một căn bếp nhỏ nhưng nó là nơi đựng vô số thứ. Bếp không chỉ đựng rơm rạ, lá củi để đun mà còn để nào những thúng mủng nong, nia, dần,sàng, cối xay lúa…nói chung là rất nhiều đồ dùng mà có lẽ bây giờ chỉ tìm thấy trong bảo tàng nông nghiệp. Đúng là xó bêp với đủ các thứ. Thế nên ngày ấy cứ sểnh ra là cháy bếp, cháy bếp là cả xóm lại được phen tấp nập chữa cháy.

Lúc rảnh rỗi tôi và út Thương cùng lũ trẻ trong xóm lại rủ nhau đi chơi. Những trò chơi của lũ con gái cũng chỉ vài hòn sỏi của trò ô ăn quan, vài thanh tre nhỏ chơi đánh chuyền. Trò chơi đang say sưa, mùi khói bếp lan toả, mỗi đưa lại vội vã về nhà nấu nướng. Bữa cơm thường nhật không có gì là sang trọng nhưng cả nhà luôn thấy chờ đợi đầy ấm áp.

Vật liệu dùng để đun nấu ôi thì đủ thứ: rơm, rạ củi, lá… Nếu được nắng thì chả sao, gặp những bữa mưa phùn gió bấc thì đúng là khói bếp un, thực sự là đun bêp chứ không phải nấu bếp. Những làn khói un nồng nặc và kết quả là cả căn bếp nhỏ đen kịt những lớp bồ hóng dày đặc. Những nồi xoong cũng đen cộm làm mặt lũ trẻ nấu cơm lúc nào cũng đen thui. Mấy hôm trước có trận bão to, cây bạch đàn trước nhà bị đổ, mấy bà cháu tôi ra chặt cành, bẻ lá về phơi đun, lá bạch đàn đun thích thật, lửa cháy bùng bùng, lại có mùi thơm ngậy, nấu loáng cái đã xong bữa cơm. Nhưng bữa sau đánh nồi thì cũng khổ. Lúc ấy đâu có sẵn xà phòng đủ loaị như bây giờ.

Chúng tôi, lũ trẻ nhà nghèo vẫn quen với những ông vua bếp đen thui luôn chụm đầu vào nhau. Đó là ba ông đầu rau, hay còn gọi là ông Táo. Ba ông ấy mà không chụm vào thì nhất quyết bếp không cháy nổi. Tiến bộ hơn một chút thay mấy ông vua bếp bằng đất nặn là những bác kiềng 3 chân vững chãi đã đi vào ca dao tục ngữ.

Điện nhiều lên, rơm, rạ củi, lá không còn là độc tôn trong căn bếp nữa, nhiều nhà giàu, có bếp điện với dây dợ loằng ngoằng trông đến sợ, tiện dụng nhưng nói chung là không an toàn nên bếp điện cũng không thông dụng.

Thời mở cửa, những lam lũ cũng vơi dần. Bếp ga, bếp từ, lò vi sóng… tràn ngập khắp nơi. Ngày nay, bếp ga không chỉ nhà giàu ở thành phố mới có. Bếp ga đã chiếm lĩnh mọi ngõ ngách con đường từ xóm trọ về tới ngõ quê.

Những phụ nữ thực sự đã được giải phóng khỏi căn bếp đen kịt những làn khói đặc sánh. Trong căn bếp sạch sẽ còn có thêm tủ lạnh, lò vi sóng và đủ các dụng cụ khác phục vu cho việc nấu nướng. Nhà bếp thực sự trở thành nơi đoàn tụ sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Chiều về tôi bâng khuâng không tìm thấy những làn khói lam chiều, đủ cá mùi thơm hoá chất của xà phòng, nước xả, nước hoa…nhưng tôi không tìm thấy mùi gì giống mùi thơm rơm mới mỗi khi mùa về. Mùi thơm của rơm mới khi cháy còn nổ bem bép những hạt thóc còn sót lại và bung ra những hạt hoa nở trắng muốt thơm ngậy.

Bếp ga đã chiếm lĩnh thực sự. Căn bếp sạch sẽ nhưng những thành viên trong gia đình thường không bao giờ đông đủ. Mỗi người bận một công việc nên ai xong việc thì ăn trước chứ không còn thói quen phải đợi đủ người mới ăn cơm.

Mái bếp xưa, với làn khói lam chiều, những ông vua bếp đen thui đã lui vào dĩ vãng. Mẹ tôi không còn phải dụi đỏ mắt vì những hôm trời mưa rơm, rạ còn ẩm ướt. Tôi lại nhớ bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt với những dư âm đầy khắc khoải. Người dân quê giờ cũng không còn dùng nhiều rơm ra mà hầu hết mùa vụ họ đem đốt bỏ. Chốn thị thành thì chẳng kiếm đâu ra hình ảnh những vệt khói bay lững lờ yên bình lên không trung. Tôi không tiếc những điều đó vì tất cả đều tiến lên là điều tất nhiên, nhưng tôi vẫn nhớ nhung hoài những bữa cơm gia đình ấm cúng sau những làn khói bếp và hình ảnh bà tôi, mẹ tôi bên bếp lửa bập bùng vào mỗi sớm mai.

Đọc thêm

Tang thương Làng Nủ

Tang thương Làng Nủ

Trong cơn mưa tầm tã, từng thi thể người dân thôn Làng Nủ lần lượt được đưa về. Nơi ấy, tiếng khóc vang lên khắp nơi khi người ở lại phải đau đớn đón nhận tin dữ sau thảm họa lũ quét kinh hoàng.
Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.