Nhà mạng phải chặn Telegram tại Việt Nam

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.

Cục Viễn thông - Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai biện pháp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an. Kết quả cũng như giải pháp thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản về Cục trước ngày 2/6.

Theo thông tin cung cấp từ các đơn vị chức năng Bộ Công an, có 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số các kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam. Nhiều hội, nhóm trong đó có hàng chục nghìn người tham gia, được tạo lập để tán phát tài liệu chống phá. Bên cạnh đó, thời gian qua, xảy ra nhiều vụ lừa đảo trên Telegram với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, hơn 13.000 nạn nhân được ghi nhận, dữ liệu của 23 triệu người dân bị rao bán.

Việc lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện hành vi chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 9, Luật Viễn thông. Khi đó, doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch vụ.

Logo ứng dụng Telegram hiển thị trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: Reuters
Logo ứng dụng Telegram hiển thị trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: Reuters

Theo quy định tại Nghị định 147/2024 của Chính phủ về quản lý Internet, Telegram phải tuân thủ các quy định pháp luật khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng Việt Nam.

Ứng dụng này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, loại bỏ, ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ xử lý, triển khai biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hành vi vi phạm.

Kể từ ngày 1/1, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo, Cục Viễn thông cho biết đã nhiều lần có văn bản nhưng Telegram không chấp hành quy định.

Cục cho biết, trên thế giới Telegram bị Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) đánh giá "kém hợp tác nhất" với các cơ quan chức năng. Hiện có ít nhất đã có 8 nước (Tây Ban Nha, Pakistan, Na Uy, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Indonesia) có động thái hạn chế hoặc ngăn chặn vì thiếu hợp tác từ phía Telegram. Nước Nga, nơi Telegram thành lập, cũng từng chặn ứng dụng vào năm 2018 do bị các tổ chức khủng bố sử dụng để liên lạc với nhau. Trong khi đó, Telegram không phối hợp với Cơ quan an ninh Liên bang Nga để xử lý các sự việc liên quan.

vnexpress.net

Đọc thêm

Đừng mắc lỗi ngớ ngẩn này khi dùng AI

Đừng mắc lỗi ngớ ngẩn này khi dùng AI

Việc sử dụng AI để tạo nội dung vẫn thường thấy trên các nền tảng. Tuy nhiên, một số người dùng quên bỏ câu dẫn nhập của AI, tạo ra những lỗi ngớ ngẩn.
Apple hối hả nhập iPhone từ Ấn Độ

Apple hối hả nhập iPhone từ Ấn Độ

Tình hình thuế quan của Mỹ đã buộc Apple phải đẩy nhanh nỗ lực sản xuất iPhone tại Ấn Độ, khi xuất khẩu từ nước này đã tăng gấp đôi kể từ năm 2024.
Tham vọng tiếp theo của Apple

Tham vọng tiếp theo của Apple

Nguồn tin tiết lộ nhóm thiết kế chip của Apple đang nghiên cứu phần cứng cho các thiết bị tương lai, bao gồm kính thông minh, máy Mac mạnh hơn và máy chủ trí tuệ nhân tạo.
Sắp tới lúc iPhone tăng giá

Sắp tới lúc iPhone tăng giá

Dù không xảy ra ngay lập tức, viễn cảnh iPhone tăng giá hiện diện trước mắt Apple nếu chính sách thuế quan của Mỹ không thay đổi.
Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Nguồn tin tiết lộ Apple đang có kế hoạch di chuyển các thành phần Face ID xuống dưới màn hình vào năm 2026, cho phép loại bỏ phần khuyết hình viên thuốc tạo nên Dynamic Island.