Nga cần yêu cầu trả tự do ngay lập tức nhà sáng lập Telegram Pavel Durov sau khi Durov bị bắt ở Pháp, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vladislav Davankov nói.
Theo truyền thông Pháp, Pavel Durov (39 tuổi, mang hai quốc tịch Nga - Pháp) bị bắt giữ hôm 24/8 tại sân bay Paris-Le Bourget.
Kênh truyền hình TF1 cho biết, Durov có thể bị cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, bao gồm “khủng bố, buôn bán ma tuý, gian lận, rửa tiền và phạm tội chống lại trẻ em”.
Cơ quan an ninh Pháp tin rằng Durov đồng lõa trong hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm chống lại trẻ em và gian lận do Telegram kiểm duyệt lỏng lẻo, từ chối hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.
Viết trên Telegram sáng 25/8, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vladislav Davankov lên tiếng bảo vệ Durov. “Hầu như không có ai cống hiến nhiều hơn Durov cho sự phát triển của các dịch vụ kỹ thuật số ở Nga và trên thế giới”, ông Davankov viết. “Chúng ta cần đưa Durov ra khỏi đó. Tôi đã thúc giục Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kháng cáo lên chính quyền Pháp để thả Pavel Durov. Việc bắt giữ Durov có thể có động cơ chính trị và nhằm mục đích tiếp cận thông tin cá nhân của người dùng Telegram. Chúng ta không thể cho phép điều này”.
Trong trường hợp Paris từ chối thả Durov, “cần tìm mọi cách đưa cậu ấy đến Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) hoặc Nga, tất nhiên nếu Durov đồng ý”.
Ông Davankov bác bỏ các cáo buộc chống lại Durov, nói rằng hoạt động bất hợp pháp có trên tất cả các nền tảng nhắn tin. "Nhưng không ai bắt giữ hoặc bỏ tù chủ sở của hữu những nền tảng này”, ông Davankov nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết Đại sứ quán Nga tại Pháp đang nỗ lực phối hợp với Paris về vụ việc của Durov.
Durov sinh ra tại St. Petersburg. Năm 2006, anh thành lập nền tảng truyền thông xã hội VK, thường được mô tả là “Facebook của Nga”. Năm 2013, Durov ra mắt Telegram, hiện có hơn 950 triệu người dùng hoạt động hằng tháng.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi các nguồn tin Ukraine bày tỏ thất vọng vì đối thoại chưa có nhiều tiến triển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu hai động cơ F-55, đồng thời nâng cấp mẫu F-22 Raptor lên phiên bản cải tiến là F-22 Super.
Xung đột Nga - Ukraine có thể bước vào một chương mới cuộc họp cấp cao tiềm năng giữa hai bên tại Istanbul ngày 15/5, nơi Moskva và Kiev được kỳ vọng nối lại đối thoại sau hơn 3 năm giao tranh khốc liệt. Tuy nhiên, sự hoài nghi và mâu thuẫn lợi ích khiến triển vọng hòa bình vẫn rất mong manh.
Tổng thống Trump cho rằng Liên minh châu Âu 'tệ hơn Trung Quốc', sau khi Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
Lực lượng chức năng Thái Lan phát hiện một lượng lớn ma túy đang được vận chuyển qua cửa khẩu. Chủ phương tiện là cô gái 23 tuổi, tên Namvane, Quốc tịch Lào.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 12/5, các ứng cử viên đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử chính thức cho cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 3/6 tới. Chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 22 ngày cho đến hết ngày 2/6.
Truyền thông khu vực dẫn các nguồn tin cho biết, phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức 2 cuộc họp với các nhà trung gian hòa giải Ai Cập và Qatar tại thủ đô Doha của Qatar. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc tiếp tục có nhiều kịch tính khi đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền ngày 10/5 phải tái công nhận tư cách ứng cử viên tổng thống của ông Kim Moon Soo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.