Bên nội - bên ngoại hậu ly hôn

(Baohatinh.vn) - Bố mẹ Bon ly hôn khi em mới 3 tuổi, anh trai em là Tít cũng chỉ mới 5 tuổi. Những khó khăn về kinh tế, không hòa hợp về tính cách đã đẩy bố mẹ em dần xa nhau.

Khi tan vỡ, người này đổ lỗi cho người kia, hai bên gia đình cũng vì thế mà căng thẳng với nhau. Hai đứa trẻ còn tuổi chơi, chưa hiểu gì về những đổ vỡ, mất mát mà gia đình đang phải trải qua. Nhưng có một điều làm 2 anh em rất buồn là phải xa nhau khi mẹ nhận nuôi Tít, còn Bon về ở cùng bố.

ben noi ben ngoai hau ly hon

Sau khi ly hôn một thời gian, cả bố mẹ đều đi làm ăn xa, gửi anh em Bon cho ông bà nội, ngoại chăm sóc. Thỉnh thoảng, ông bà nội đón Tít về để 2 anh em chơi cùng nhau cho đỡ nhớ, đỡ buồn.

Chiều nay, Tít lại được về nhà ông bà nội chơi cùng em. Bà ôm Tít vào lòng âu yếm: “Tít ngoan rồi ông bà đón về chơi với ông bà, chơi với em Bon nhé!”.

Tít nghe vậy nhanh nhảu: “Ông bà nội của em Bon chứ có phải của cháu đâu! Cháu chỉ có ông bà ngoại thôi!”.

Bà nội hỏi: “Ai bảo cháu thế? Ông bà nội, ngoại đều là của 2 anh em. Cháu không được phân biệt như thế!”. “Bà ngoại cháu bảo thế!”.

Nghe cháu nói, bà buồn bã nhìn ông. Bất hòa là chuyện của người lớn, trẻ con không có lỗi gì, sao người lớn lại tiêm nhiễm vào đầu óc cháu những điều như thế. Gia đình tan vỡ, con cái xa bố mẹ, anh em mỗi đứa một nơi đã là điều chẳng ai mong muốn rồi, hàn gắn tình cảm giữa những người ruột thịt là điều người lớn nên làm để trẻ con không bị tổn thương nhiều thêm nữa.

Khi hôn nhân đổ vỡ, không chỉ có người trong cuộc mà rất nhiều trường hợp, ông bà thông gia cũng chẳng thèm “nhìn mặt” nhau. Đôi khi, vì bênh vực con mình mà quan hệ hai bên nội ngoại bị sứt mẻ. Có những cuộc hôn nhân đứng bên bờ vực tan vỡ, lẽ ra cần sự níu kéo, vun đắp, động viên để vợ chồng vượt qua giai đoạn sóng gió thì không ít hai bên thông gia lại căng thẳng với nhau. Hàn gắn đâu chẳng thấy, điều đó chỉ làm cho những rạn nứt ngày càng lớn dần và đưa họ đến gần hơn với sự tan vỡ.

Bố mẹ nào cũng thương con, ông bà nào cũng thương cháu nhưng khi gia đình con cái không được hạnh phúc, hai bên nội ngoại cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Dù có thể không giữ được hạnh phúc cho đôi vợ chồng nhưng quan hệ gia đình, họ hàng nội ngoại, ông bà và các cháu cũng đừng vì thế mà bị cắt đứt hoàn toàn.

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.