Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Con dao găm này được tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun có niên đại hơn 3.000 năm và được cho là được làm từ những chất liệu bên ngoài trái đất.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Vào thời đại của các Pharaoh, sự hiểu biết về sắt, thép cũng như các kĩ thuật rèn, đúc những kim loại này vẫn còn rất hạn chế do chúng yêu cầu có những lò nung đặc biệt với nhiệt độ cao, bởi vậy những dụng cụ kim loại được tìm thấy trong quá trình khai quật chủ yếu là đồ đồng.

Và hiển nhiên, chúng sẽ bị oxy hóa và gỉ sét theo thời gian. Tuy nhiên, khi khai quật lăng mộ của vua Tutankhamun (Tut), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một con dao găm hoàn toàn khác biệt so với những chiếc còn lại, dù đã trải qua hơn 3.000 năm, nhưng nó lại hoàn toàn không hề bị gỉ sét.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Năm 1922, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter và các cộng sự khám phá hầm mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun, sống ở triều đại thứ 18 (1332-1323 trước Công nguyên).

Xác ướp Pharaoh Tutankhamun được phát hiện còn nguyên vẹn, phủ đầy trang sức, bùa hộ mệnh và còn có cả một con dao găm với phần lưỡi làm từ sắt.

Điều này đã đặt một dấu chấm hỏi lớn về việc con dao găm này bắt nguồn từ đâu bởi chất lượng tuyệt của nó bên cạnh những hoa văn được chế tác hết sức tinh xảo có lẽ không thể đến từ những thợ thủ lông luyện kim thời điểm đó (thời kì đồ đồng).

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Con dao này cũng đã đặt ra rất nhiều nghi vấn về sự tồn tài của người ngoài hành tinh và làm thế nào người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra khi khi ở thời đồ đồng, công nghệ chế tạo đồ sắt vẫn chưa có.

Phân tích mẫu dao găm, các nhà nghiên cứu nhận thấy có nhiều thành phần không tồn tại trên Trái đất, và rất có thể đây là lí do tại sao con dao găm này vẫn không hề bị gỉ sét sau hơn 3.000 năm.

Nhà khảo cổ Mark Altaweel đặt nghi vấn rằng: "Pharaoh Tutankhamun đã lấy sắt như thế nào khi sắt về cơ bản không tồn tại? Chất lượng của con dao găm này rất tuyệt vời".

Nhà khảo cổ Hendrik van Gijseghem cho rằng, không ai trên thế giới có khả năng tạo ra sắt vào thời kỳ đồ đồng. Loại sắt dùng để làm chiếc dao găm cũng không được con người khai thác.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Máy phân tích di động có thể phát hiện thành phần hóa học của các vật thể bằng tia X.

Vào năm 2016, một nghiên cứu sử dụng quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) và phát hiện ra rằng chất liệu để làm ra con dao găm trong lăng mộ của vua Tut là một chất liệu sắt hoàn toàn không thuộc về trái đất.

Nhóm nghiên cứu này cũng xác định rằng dao găm của Tutankhamun được làm bằng sắt chứa gần 11% niken và coban - kim loại màu trắng bạc có từ tính cực mạnh, coban và niken là hai thành phần đặc trưng trong thép thiên thạch rơi xuống trái đất trong hàng tỷ năm qua.

Các nhà khoa học cho rằng những thợ thủ công Ai Cập cổ đã thu thập chúng sau những cơn mưa sao băng, và có lẽ chúng được nung nóng nhờ vào quá trình rơi từ ngoài không gian chứ không phải qua những lò rèn thời điểm bấy giờ.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Nhà luyện kim Albert Jambon quét một thiên thạch sắt bằng máy phân tích quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) di động.

Ngoài ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều loại vũ khí khác được làm từ sắt thiên thạch trong các khu lăng mộ khác trên thế giới như chiếc rìu từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria, có niên đại 1400 trước Công nguyên; một con dao găm từ Alaça Hoyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại 2500 trước Công nguyên... tất cả chúng đều có lịch sử ra đời trong thời đại đồ đồng - khi mà chưa có kĩ thuật luyện kim sắt trên thế giới.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Chiếc rìu sắt từ Ugarit trên bờ biển phía bắc Syria có niên đại từ năm 1500 trước Công nguyên, khoảng 300 năm trước khi phát minh ra sắt luyện kim.

Bí ẩn con dao găm 3.000 năm không hề gỉ sét

Con dao găm sắt từ dao găm từ Alaça Höyük ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại từ năm 2500 trước Công nguyên - khoảng 1.000 năm trước khi kĩ thuật luyện gang được phát minh.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.