Bí ẩn đằng sau ngọn núi lửa bẩn nhất thế giới cuối cùng cũng được giải mã

Thay vì dung nham, ngọn núi lửa này phun ra... bùn với mùi hôi rất kinh khủng. Lý do cho sự tồn tại của ngọn núi này cuối cùng cũng có đáp án.

bi an dang sau ngon nui lua ban nhat the gioi cuoi cung cung duoc giai ma

Tháng 5/2006, cả thế giới đã phải giật mình khi một ngọn núi lửa tại Indonesia phun trào. Nguyên do là vì đó là vụ phun trào... bẩn và đáng ghê sợ nhất trong lịch sử.

Ngọn núi có tên Lusi, thuộc đảo Java của Indonesia. Thứ nó phun ra không phải dung nham, mà là một dạng bùn trộn lưu huỳnh siêu bẩn. Lớp bùn nhanh chóng bao phủ nhiều thị trấn, đẩy người dân xung quanh khu vực phải di tản. Quan trọng hơn, sự phun trào vẫn tiếp diễn trong suốt 11 năm, và lớp bùn ngày nay đã bao phủ toàn bộ khu vực trong bán kính 10km.

bi an dang sau ngon nui lua ban nhat the gioi cuoi cung cung duoc giai ma

Câu hỏi là, tại sao Lusi phun ra bùn thay dung nham, và vì sao nó không dừng lại? Đó là bí ẩn làm đau đầu giới khoa học trong suốt hơn một thập kỷ, nhưng cuối cùng chúng ta cũng có câu trả lời nhờ sự cố gắng của các chuyên gia từ ĐH Oslo (Na-Uy).

Cụ thể, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Geophysical Research, Lusi thực chất không phải một ngọn núi lửa đúng nghĩa. Nó có kết nối với Arjuno-Welirang - một stratovolcano (ngọn núi lửa có hình chóp) lân cận, và đây là nguyên nhân gây phun trào trong suốt 11 năm.

bi an dang sau ngon nui lua ban nhat the gioi cuoi cung cung duoc giai ma

Sau 11 năm, lớp bùn vẫn tiếp tục sôi sục và lan rộng ra

Nguồn magma từ Arjuno-Welirang đã "nung" lớp trầm tích rất giàu chất hữu cơ, gây tích tụ một lượng lớn khí gas ngay bên dưới Lusi. Qua thời gian áp lực lớn dần, đạt đỉnh và bùng nổ. Có điều, địa điểm phun trào lại cách quá xa nguồn magma của Arjuno-Welirang, vậy nên thay vì phun ra dung nham, Lusi phun ra bùn đất.

Trong thời điểm đạt đỉnh, mỗi ngày ngọn núi phun ra lượng bùn lên tới 180.000 mét khối - con số đủ để lấp đầy 72 bể bơi dùng trong thi đấu Olympic. Hơn 60.000 ngôi nhà bị phá hủy, trong đó có trường hợp ngập sâu tới 40m dưới lớp bùn kinh khủng ấy. Một số nạn nhân cũng không may thiệt mạng vì thảm họa này.

bi an dang sau ngon nui lua ban nhat the gioi cuoi cung cung duoc giai ma

Do nguồn trầm tích bên dưới vẫn đang bị nung nóng, Lusi sẽ tiếp tục phun trào trong nhiều năm nữa.

Tuy nhiên, Lusi vẫn là ngọn núi rất bí ẩn, vì rốt cục giới khoa học vẫn không thể hiểu bản chất của Lusi có phải là một ngọn núi lửa hay không.

Trên thực tế, núi lửa phun ra bùn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới - như Iceland, Bắc Mỹ. Nhưng những ngọn núi này phun trào là do bùn bị nén và bị ép lên trên bề mặt - như kem đánh răng vậy.

Trong khi đó, Lusi lại có một phần thuộc về hệ thống thủy nhiệt địa chất - giống như các ống thủy nhiệt dưới đáy biển. Điều này khiến cho những vụ phun trào của ngọn núi này mạnh hơn, và bẩn đến mức kinh khủng vì có sự góp mặt của hơi nước.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.