Bí ẩn khối cự thạch bị cắt đôi hoàn hảo

Khối sa thạch Al Naslaa nằm giữa sa mạc Tayma chia đôi ở chính giữa bởi nhát cắt hoàn hảo và chuẩn xác như thể dùng công nghệ laser.

Bí ẩn khối cự thạch bị cắt đôi hoàn hảo

Khối đá Al Naslaa có nhiều hình khắc trên bề mặt. Ảnh: Wikipedia

Hai nửa khối đá cao 6m nằm trên hai trụ đỡ khiến nó gần như lơ lửng cân bằng với nhau mà không chạm vào nhau. Phần lớn giả thuyết khoa học lý giải sự hình thành của Al Naslaa cho rằng quá trình mài mòn tự nhiên khiến tảng cự thạch có hình dạng kỳ lạ như vậy.

Được phát hiện trên ốc đảo Tayma Oasis ở Arab Saudi, Al Naslaa là có nhiều hình khắc ngựa Arab, dê núi và con người trên bề mặt. Giới nghiên cứu không rõ những hình khắc có liên quan tới khối đá hay không, nhưng họ cho rằng nó có niên đại hàng nghìn năm.

Các nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết về đường cắt hoàn hảo ở chính giữa Al Naslaa. Một giả thuyết cho rằng khối đá nằm trên đường đứt gãy và vết nứt lúc đầu được tạo ra khi nền đất bên dưới dịch chuyển, khiến nó tách thành hai nửa ở điểm yếu. Vết nứt hình thành bởi hoạt động này sau đó trở thành đường hầm cho những cơn gió cuốn đầy bụi cát quét qua mặt đá. Do hạt cát bay qua khe hở trong hàng nghìn năm, chúng có thể mài mòn vết vết kém bằng phẳng, dẫn tới bề mặt trơn nhẵn hoàn hảo.

Theo giả thuyết khác, chu kỳ kết đông - tan rã do thời tiết có thể tạo ra vết nứt. Vào thời cổ đại, nước ngấm vào vết nứt nhỏ ở khối đá sa thạch. Phần nước này có thể đóng băng khiến vết nứt ngày càng mở rộng. Sau đó, thời kỳ lạnh giá kết thúc, băng tan để lại đường cắt thẳng hoàn hảo phân chia khối đá khổng lồ.

Phần trụ đỡ bên dưới khối đá Al Naslaa khá phổ biến trên sa mạc. Đôi khi, chúng được gọi là đá hình nấm dựa theo hình dáng. Đó thường là kết quả của hiện tượng phong hóa do gió thổi nhanh hơn gần mặt đất làm đá bị mài mòn hoặc sông băng dịch chuyển chậm, kéo theo một khối đá di chuyển cân bằng bên trên khối đá khác.

Al Naslaa cũng có thể chịu sự tác động của con người. Những công cụ kim loại đơn giản không thể cắt khối đá thành hai nửa ở ngay chính giữa. Có thể một nền văn minh cổ đại tạo ra khối đá kỳ lạ như một dấu tích địa lý, địa điểm quan trọng về mặt tín ngưỡng hoặc ví dụ nghệ thuật thuở sơ khai.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.