Chíp điện tử sẽ lưu trữ thông tin sinh trắc học đặc trưng như dấu vân tay, ảnh, thông tin cá nhân.
Hộ chiếu hiện nay sử dụng vật liệu giấy, có bìa làm bằng nhựa màu xanh và không có chỗ để gắn chíp. Ảnh: Phương Sơn
Ngày 10/12, Bộ Công an hoàn thành Dự thảo Luật xuất cảnh, nhập cảnh trình Chính phủ và lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành, người dân.
Dự thảo có nhiều điểm mới. Điều 7 quy định hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông được gắn chíp điện tử để lưu trữ thông tin sinh trắc học đặc trưng của người đề nghị cấp hộ chiếu như dấu vân tay, ảnh, thông tin cá nhân và chữ ký số của cơ quan cấp.
Bộ Công an lý giải rằng Chính phủ đã phê duyệt đề án "sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử", tuy nhiên hiện chưa có văn bản nào điều chỉnh về hộ chiếu điện tử. Do đó, việc xây dựng Luật xuất cảnh, nhập cảnh là điều kiện cần thiết để tạo cơ sở pháp lý trong việc cấp, quản lý và sử dụng hộ chiếu điện tử.
Để phục vụ thu thập dữ liệu thông tin đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, dự thảo đưa thêm nội dung "thu nhận dấu vân tay" của người đề nghị cấp hộ chiếu (hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông). Thời hạn của hộ chiếu phổ thông vẫn là 10 năm.
Dự thảo không yêu cầu người đề nghị cấp hộ chiếu phải làm và nộp hồ sơ mà chỉ cần điền tờ khai theo mẫu hoặc khai qua mạng. Để thuận tiện, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp tờ khai tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố. Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai trở đi có thể trực tiếp nộp tờ khai tại nơi thuận tiện nhất hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, không phân biệt hộ chiếu còn hạn hay hết hạn.
Người dân cũng có thể trực tiếp nhận kết quả hoặc đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi kết quả về địa chỉ theo yêu cầu.
Ngoài chú trọng đổi mới hình thức, việc lựa chọn nội dung tuyên truyền pháp luật phù hợp với đặc trưng của từng địa bàn, sát các nhóm đối tượng được Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ Công an) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, triệt phá đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước tới nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin với độ tinh khiết rất cao cùng 80 tấn hoá chất...
Lũy kế đến nay, có 6.544 chủ phương tiện ôtô đã được lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát thông báo phạt nguội với các lỗi vi phạm khác nhau nhưng vẫn chưa chấp hành việc nộp phạt.
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng khi ghi lại cảnh một người đàn ông cầm gậy inox đánh đập vợ con ngay trong bữa cơm gia đình.
Băng nhóm lừa người sang Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng (Lào) bằng chiêu bài "việc nhẹ lương cao" đã bị Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt mức án nghiêm minh.
Vụ án xét xử Đỗ Ngọc Xuân (trú xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) về hành vi “Giết người” là lời nhắc nhở về hậu quả của hành động thiếu suy nghĩ, pháp luật không dung thứ cho bạo lực.
Sau khi tiêu xài số tiền bất chính do trộm cắp mà có, bị cáo Nguyễn Văn Hảo (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) đã ra đầu thú và bị tuyên phạt 24 tháng tù giam.
Đội ngũ kiểm sát viên viện KSND hai cấp tỉnh Hà Tĩnh ngày càng được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4 anh em Huỳnh Long Nhu và đồng phạm lợi dụng tiền USDT, ETH, Naga chưa được công nhận tại Việt Nam, lập đường dây đánh bạc 88.000 tỷ đồng núp bóng đầu tư tiền ảo.
Để có tiền trả nợ, trang trải cuộc sống, Trương Thị Sen (Hà Tĩnh) đã biến mình thành kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, gieo rắc nỗi đau và sự mất mát cho nhiều gia đình.
Anh Trịnh Đình Mai (phường Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh) hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các điều kiện cần đáp ứng đủ để được xét tha tù trước thời hạn?
Hơn 20 con lợn chết đã bị phân hủy, bốc mùi hôi thối với trọng lượng hơn 2 tấn vừa được ngành chuyên môn và chính quyền xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) tổ chức tiêu hủy đúng quy định.
Sau khi chính thức tiếp nhận nhiệm vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp từ ngày 1/3/2025, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai bài bản, hiệu quả, mang tới sự hài lòng cho người dân.
Lê Văn Điệp (trú xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) và Phan Thị Bé (trú huyện Kỳ Anh) rửa tiền cho một đối tượng ở Campuchia với tổng số tiền giao dịch lên đến khoảng 2.000 tỷ đồng.
Với hành vi làm giả giấy tờ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Hằng và Phan Thị Huệ đã phải trả giá đắt từ phán quyết của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Gần 300 ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được tiếp cận các thông tin về chống khai thác hải sản bất hợp pháp và được tặng quà, cờ Tổ quốc để vươn khơi bám biển.