Hương Sơn phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc XĐGN, những năm qua, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, bước đột phá là cải tạo và thay thế các giống cũ, đưa giống con mới vào chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung.

Chăn nuôi hươu trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Hương Sơn Ảnh: Minh Lý

Chăn nuôi hươu trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Hương Sơn

Ảnh: Minh Lý

Với những biện pháp tích cực, phong trào chăn nuôi ở Hương Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ. Người nông dân đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi tập quán truyền thống sang áp dụng kỹ thuật, đầu tư sản xuất hàng hóa. Sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và thấy được hiệu quả từ các mô hình kinh tế trong vùng, đầu năm 2008, gia đình anh Phạm Đình Hương ở thôn Khe Chẹt, xã Sơn Kim 2 đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi lợn, gà. Hiện tại gia trại của anh chăn nuôi 5 con lợn nái, mỗi năm xuất chuồng trên 150 tạ lợn hơi, trừ chi phí đem lại nguồn thu nhập gần 50 triệu đồng. Ngoài ra thu nhập từ 400 con gà được trên 15 triệu đồng. Mặc dù mô hình mới được đầu tư xây dựng nhưng đã khẳng định được hướng đi đúng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Hương là một trong hàng trăm mô hình chăn nuôi khác trên địa bàn huyện đưa lại hiệu quả, thể hiện tính đúng đắn trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của các vùng.

Mô hình chăn nuôi tổng hợp (hươu, bò, lợn gà) của gia đình anh Lê Thái Sơn ở xóm 8, xã Sơn Quang – Hương Sơn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Mô hình chăn nuôi tổng hợp (hươu, bò, lợn gà) của gia đình anh Lê Thái Sơn ở xóm 8, xã Sơn Quang – Hương Sơn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Tại các địa phương Sơn Mai, Sơn Tây, Sơn Kim… có điều kiện tự nhiên về đất đai đồi rừng lớn đã xuất hiện một số trang trại chăn nuôi bò đàn theo hướng sind hóa với quy mô từ 30-70 con, 2-5 ha cỏ thâm canh, vốn đầu tư ban đầu hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia trại chăn nuôi bò từ 10-20 con đã đưa lại thu nhập cao. Ngoài ra, các tổ chức: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên từ xã đến huyện đều có các hoạt động hỗ trợ cho người nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi như: đầu tư xây dựng các mô hình điểm, hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, hợp đồng với các công ty thức ăn gia súc cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm...

Trang trại trồng rừng kết hợp chăn nuôi ở xã Sơn Mai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm Ảnh: Minh Lý

Trang trại trồng rừng kết hợp chăn nuôi ở xã Sơn Mai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Ảnh: Minh Lý

Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn thịt và lợn nái, quy mô lợn thịt từ 20-100 con/lứa, lợn nái từ 3-5 con. Tại các xã như Sơn Hà, Sơn Long, Sơn Bình, Sơn Thủy… có hàng trăm hộ chăn nuôi lợn nái móng cái phối tinh nhân tạo lợn đực ngoại cung cấp con giống trong vùng và trên địa bàn huyện. Các gia trại chăn nuôi hươu chủ yếu đang ở quy mô từ 5-7 con, chỉ có khoảng 15 mô hình chăn nuôi hươu quy mô từ 10- 30 con, cho thu nhập hàng năm từ 20- 50 triệu đồng. Điển hình có hộ ông Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Huy xóm 6, xã Sơn Lâm chăn nuôi từ 20-35 con, hộ anh Thuận xã Sơn Trung chăn nuôi trên 25 con…

Hệ thống chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã hạn chế tối đa dịch bệnh.

Hệ thống chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã hạn chế tối đa dịch bệnh.

Ông Phan Xuân Yên – Trưởng Phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Những năm gần đây, nghề chăn nuôi ở huyện Hương Sơn phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào việc XĐGN, nâng cao đời sống cho các gia đình. Mặc dù thời gian qua dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp, nhất là bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng… nhưng nhờ làm tốt công tác phòng dịch, kịp thời triển khai các biện pháp khống chế nên dịch bệnh không lây lan ra diện rộng, người nông dân từng bước ổn định sản xuất, đầu tư mở rộng chăn nuôi theo các hình thức trang trại, gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập từ chăn nuôi trên địa bàn ước tính mỗi năm gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,2% trong tổng nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, những địa phương vùng khó khăn, trước đây chưa chú trọng vào phát triển chăn nuôi nay đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình gia trại, đưa giống lợn siêu nạc và đẩy mạnh phát triển đàn hươu trên địa bàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần XĐGN”.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast