Khống chế dịch bệnh đốm trắng ở tôm

Chị Đặng Thị Thu Hoàn, cán bộ Phòng Thú y thuỷ sản (Chi cục Thú y Hà Tĩnh) cho biết: Dịch bệnh đốm trắng ở tôm đã được khống chế và đến nay không có ao, hồ nào bị dịch bệnh nữa. Người dân chủ động chăm sóc, thu hoạch tôm và tiến hành xử lý môi trường, ao hồ, để tiếp tục thả tôm vụ tiếp theo.

Dịch bênh đốm trắng ở tôm được khống chế. Các ao hồ đã sạch dịch. Ảnh minh họa

Dịch đốm trắng xuất hiện đầu tiên tại Đồng Tùng xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên) làm hàng chục héc ta tôm của các hộ nuôi ở đây bị bệnh, tôm chết hàng loạt. Khi mới xuất hiện bệnh đốm trắng, người dân không biết, các cơ quan chức năng vào cuộc chậm nên bệnh nhanh chóng lây lan trên diện rộng. Bệnh đốm trắng ở tôm đã phát sinh và lan đến huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh làm hơn 14 ha của các hộ dân và Công ty TNHH Phú Mại (ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) thiệt hại gần 7 vạn con giống thất thoát hàng trăm triệu đồng. Bệnh này gây hại ở tôm từ 43 đến 45 ngày tuổi.

Nguyên nhân do môi trường sau lũ không tốt, một số hộ nuôi không kiểm dịch giống tôm trước khi mua nên dịch bệnh lây lan, thời tiết lại rất phức tạp, mưa nắng thất thường, mặt khác người nuôi tôm không tuân theo lịch thời vụ nên dẫn đến dịch bệnh. Được biết, Hà Tĩnh có gần 550 ha tôm vụ hai, trong đó có trên 400 ha tôm thẻ chân trắng, ngoài ra còn có hơn 360 ha nuôi tôm quảng canh.

Trước thực trạng đó, Chi cục thú y Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp giúp các hộ nuôi tôm khống chế dịch bệnh, cấp cho các huyện có tôm bị bệnh 2.000kg hoá chất Chlorine để xử lý ao, hồ. Khuyến cáo các hộ nuôi thu hoạch xong tôm, cần phải xử lý ao hồ bằng các biện pháp thủ công như phơi khô đáy ao, hoặc xã nước sạch, vệ sinh thật kỹ ao, hồ nuôi trước khi chuẩn bị cho vụ sau. Đối với những hồ nuôi chưa đến kỳ thu hoạch cần cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, tăng cường bổ sung Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn tổng hợp để tăng sức đề kháng cho tôm. Thường xuyên kiểm tra độ mặn, độ PH, Ôxy hoà tan phù hợp...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast