Trung Lương giữ ấm lửa rèn

Chưa ai xác định được nghề rèn Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) có tự bao giờ mà chỉ biết nó đã tồn tại trên mảnh đất này từ rất lâu rồi. Nghệ nhân rèn Trung Lương đi truyền nghề khắp trong Nam, ngoài Bắc. Tước sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường như hiện nay, nghề rèn Trung Lương không ngừng đổi mới có một chỗ đứng vững chắc.

Cổ tích làng rèn Trung Lương

Theo truyền thuyết, tổ sư nghề rèn ở đây là ông Đùng ở trên núi Hồng Lĩnh. Thấy dân không có dụng cụ sản xuất, ông bèn bới đất lấy sắt, nhổ cây rừng đốt thành than rèn các dụng cụ lao động phát cho mọi nhà. Từ đó, nhiều người trong vùng đến xin học nghề. Ông vui vẻ truyền nghề lại cho dân làng. Những người học được nghề đầu tiên đã lập nên làng rèn Trung Lương. Về sau, dân làng nhớ công đức của ông đã đúc tượng lập đền thờ tại Rú Tiên, nằm ngay giữa làng và gọi là đền thờ ông Thánh Thợ.

Những sản phẩm chuẩn bị ra lò
Những sản phẩm chuẩn bị ra lò

Một giải thich khác của những người dân Trung Lương thì kể rằng, ngày xưa, có hai anh em thợ rèn người họ Trương đến đây lập nghiệp. Ít lâu sau, người anh Trương Như ở lại truyền nghề cho dân làng Trung Lương. Người em vào tận Cố đô Huế lập nên làng rèn Hiền Lương. Để đền đáp công lao to lớn của người đã dạy nghề cho dân làng, nên trong đền làng Trung Lương xây vào năm 1880 có hai câu đối nhắc đến anh em “Trung - Hiền”: "Trung Hiền tịnh tiến tương tiên hậu/Lương thiện thành phong tự cổ kim".

Thợ rèn Trung Lương thời nào cũng tài hoa. Khi quốc gia hữu sự, họ đem tay nghề của mình giúp nước, cứu dân. Thời Cần Vương, thầy trò cố Đường đã tình nguyện đem lò bệ của mình lên đại ngàn rèn đao, kiếm cho nghĩa quân cụ Phan Đình Phùng. Cố Đường cùng với ông Cao Thắng chế thành công súng cho nghĩa quân. Trong kháng chiến chống Pháp, thợ rèn Trung Lương đã rèn hàng vạn mã tấu, kiếm, dao găm, sản xuất hơn 2.000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn lựu đạn phục vụ dân quân, bộ đội.

Làng rèn trong nền kinh tế hội nhập

Ngày nay, sản phẩm chính của nghề rèn chủ yếu phục cho vụ nông nghiệp như: lưỡi cày, búa, liềm, dao… giúp cho nền nông nghiệp trong và ngoài vùng phát triển hơn. Ngoài ra, nơi đây còn xuất hiện lò đúc với những sản phẩm tiên tiến của nền kinh tế thi trường như: các chi tiết máy hiên đại, lò than, kiềng… Tất cả đã làm cho nghề rèn thêm phong phú và đa dạng hơn.

Trong nhịp sống phát triển theo nền kinh tế hội nhập ngày nay, rất nhiều làng nghề đã lao đao, một số nghề truyền thống phải bỏ, nhưng nghề rèn Trung Lương vẫn vững vàng đi lên, bởi mỗi người thợ ở đây họ luôn lấy chất lượng sản là điều quan trọng nhất, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng.

Nghền rèn Trung Lương không chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động mà còn giúp họ vươn lên làm giàu
Nghền rèn Trung Lương không chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động mà còn giúp họ vươn lên làm giàu

Hiện nay, toàn phường có gần 350 lò rèn, 4 lò đúc, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.500 lao động, đó là chưa tính đến những người làm nghề phục vụ cho nghề rèn và tiêu thụ sản phẩm rèn. Hiện tại, hơn 60% gia đình ở Trung Lương liên quan đến nghề rèn. Mỗi năm, phường thu về từ nghề rèn hơn 30 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng số thu nhập trên địa bàn. Sản phẩm rèn của Trung Lương đang ngày được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến.

Là một xưởng lò đúc có bề dày truyền thống nên cơ sở đúc tiện Lê Cương khá nổi tiếng. Cả xưởng đúc có 16 người làm việc, công nhân có độ tuổi trung bình là 45 gồm những người có kinh nghiệm đúc lâu năm. Sản phẩm cho ra lò với số lượng lớn, nên được tiêu thụ trong ngày. Hàng tháng, sản phẩm của cơ sở được phân phối rộng rãi từ Bắc vào Nam nhưng chủ yếu vẫn là phục vụ cho những vùng nông nghiệp.

Ông Lê Cương - Chủ lò đúc cho biết: “Gia đình tôi theo nghề này ngót chừng 30 năm. Cái nghề rất vất vả nhưng vì truyền thống cha (ông), tôi vẫn giữ và duy trì nó đến ngày nay. Cũng theo ông Cương, để đúc ra được cái chi tiết máy không hề đơn giản. Cái khó nhất, cũng là bí quyết người thợ, nhìn qua độ hồng của sắt và thép trên ngọn lửa, biết vừa hay chưa. Ở đây chỉ xác định bằng mắt và cảm giác, chưa máy móc nào thay thể được. Chỉ cần non, già một chút là sản phẩm không tốt. Cái khó nữa mỗi loại thép có độ hồng khác nhau. Người thợ xác định như thế nào là vừa đòi hỏi phải có con mắt tinh tường, hay nói cách khác, có năng khiếu về nghề nghiệp. Bí quyết thứ hai là nước tôi. Nước tôi là khi sản phẩm cho qua lửa lần cuối rồi nhúng vào nước lã. Tôi già hay non một chút dụng cụ cũng không tốt. Tôi như thế nào cho vừa là do con mắt của người thợ”.

Nghề rèn còn được coi như một nghề “cha truyền con nối”. Những tinh hoa của nghề được ông cha truyền lại cho con cháu. Cơ sở đúc Tấn Sơn kế thừa rất tốt nghề này, nhờ đó mà sản phẩm tạo được uy tín cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận.

Ông Đức Tấn - Chủ xưởng tâm sự: “Ngày xưa, tổ tiên tôi phải mang rượu đến xin học nghề với những người thợ giỏi nhất trong làng. Gia đình tôi cũng đúc rút được một số kinh nghiệm, muốn có sản phẩm tốt, phải thành thạo việc chọn sắt, chọn gang thép. Trước đây, cha ông thường dùng than gỗ lim, nay phải dùng than kíp lê loại 1 mới đủ nhiệt độ đốt cho sắt và thép chảy thành nước để tạo hình. Có như thế, lượng các-bon trong thép mới không mất đi. Dụng cụ không sắc là do lượng các-bon trong thép tiêu hao qua nhiệt. Chưa có một nhà khoa học nào giúp Trung Lương chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi chỉ biết làm theo cha ông đã chỉ bảo và thực tế mình đã rút ra”.

Với những công nhân của nghề rèn, họ đặc biệt coi trọng viêc gìn giữ nét truyền thống của cha ông ta. Họ làm việc một phần vì miếng cơm manh áo, phần vì cố níu giữ nét truyền thống cổ của người xưa. Ông Thanh, một thợ đúc lâu năm cho hay: “Tôi theo nghề này đã lâu, nó đã cung cấp miếng ăn cho cả gia đình tôi. Làm lò đúc tuy vất vả nhưng nó là nét truyền thống của người dân Trung Lương nên ai dám bỏ nó hả chú”.

Còn anh Phạm Tài, một người còn khá trẻ là một thợ rèn giỏi trong làng cho biết: “Đã là còn trai Trung Lương, ai cũng biết rèn, nhưng để học được nghề thì quả thật không hề đơn giản. Tôi chú ý lắm mới học được nghề cha ông để lại. Khi học được nghề, rồi thêm phần sáng tạo của mình nữa là thành công. Vì sao dao tôi tốt hơn nhiều người khác là do tôi luyện thép và sắt nhiệt độ chảy đồng đều”.

Nghề rèn đang giải quyết công ăn việc làm cho người dân Trung Lương. Trên địa bàn phường hiện nay, số hộ có mức sống khá và giàu chiếm gần 90%, đặc biệt là không còn hộ đói.

Giờ đây, Trung Lương đang không ngừng phát triển nhờ luôn sẵn sàng đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đai hóa. Nhưng, đâu đó những con người với tâm huyết, lòng yêu nghề, họ vẫn giữ cho mình nét truyền thống của nghề rèn xưa. Trong mắt họ làng rèn truyền thống không bao giờ bị mai một, nó như là nét cao quý cần được lưu giữ đến mai sau.

K32, Báo chí và Truyền Thông - ĐH Huế

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast