Bức ảnh cho thấy 2 mùa trên Hỏa tinh

Những bức ảnh mới về Hỏa tinh mang đến những góc nhìn mới lạ, giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết về sự thay đổi theo mùa của hành tinh này.

Bức ảnh cho thấy 2 mùa trên Hỏa tinh

Tàu MAVEN của NASA chụp lại bức ảnh Hỏa tinh với ánh sáng cực tím. Ảnh: NASA

Theo tạp chí Space, các nhà thiên văn học đã sử dụng tàu vũ trụ Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN (MAVEN) của NASA để chụp những bức ảnh mới về “hành tinh đỏ”. Con tàu được gắn thiết bị quan sát quang phổ cực tím (IUVS), có thể đo các bước sóng trong khoảng 110-340 nm. Đây là khoảng bên ngoài quang phổ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Các vùng màu tím của ảnh đại diện cho ozone trong bầu khí quyển của Hỏa tinh, trong khi những vùng màu trắng và xanh dương đại diện cho các đám mây hoặc sương mù. Bề mặt của hành tinh này xuất hiện màu nâu hoặc xanh lục trong những hình ảnh mới.

“Bằng cách quan sát hành tinh ở bước sóng cực tím, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về bầu khí quyển của Hỏa tinh và nghiên cứu những đặc điểm bề mặt”, đại diện của NASA cho biết vào ngày 23/6.

Những bức ảnh mà NASA chia sẻ vào ngày 22/6 được chụp khi hành tinh này ở gần 2 đầu đối diện của quỹ đạo quanh Mặt Trời. Giống như Trái Đất, Hỏa tinh quay trên một trục nghiêng, khiến nó cũng trải qua 4 mùa khác nhau.

Tuy nhiên, các mùa trên Hỏa tinh lại kéo dài hơn so với trên Trái Đất do một năm tại đây bằng 2 năm tại hành tinh chúng ta.

Hình ảnh đầu tiên được chụp vào tháng 7/2022 cho thấy Argyre Basin, một trong những miệng núi lửa sâu nhất của Hỏa tinh, xuất hiện đầy mây mù. Nhiệt độ ấm hơn của mùa hè tại đây làm cho các chỏm băng ở cực nam co lại, do đó giải phóng carbon dioxide và khiến bầu khí quyển dày hơn.

“Sự nghiên cứu về khí quyển giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức hình thành khí hậu, nước lỏng và khả năng sinh sống trên Hỏa tinh”, đại diện NASA nói thêm.

Trong khi đó, hình ảnh thứ hai được chụp vào tháng 1 khi bán cầu bắc của “hành tinh đỏ” đi qua điểm xa nhất trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời, gây ra vô số mây trắng ở vùng cực bắc. Sự tích tụ ozone cũng có thể được quan sát thấy thông qua các bức ảnh.

Tuy nhiên, việc gia tăng hơi nước vào mùa xuân tại Hỏa tinh sẽ phá hủy mảng ozone này ở bán cầu bắc.

Theo Zing

Đọc thêm

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Unihertz, thương hiệu chuyên sản xuất những chiếc smartphone độc lạ vừa gây quỹ cho điện thoại 5G nhỏ nhất thế giới có tên Jelly Max. Máy sở hữu màn hình LCD 5,05 inch, độ phân giải 720 x 1.520 với thiết kế nốt ruồi cho camera trước.
"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

DJ Dex là một nữ DJ đặc biệt, tuy cô tham gia biểu diễn tại rất nhiều show âm nhạc vòng quanh thế giới, diện nhiều bộ trang phục mới và chia sẻ về sở thích của mình trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cô không có thật.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.