Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tiếp tục triển khai các nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị.

Sáng nay (19/5), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh năm 2022.

Dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị.

Hội nghị được kết nối từ điểm cầu UBND tỉnh đến 347 điểm cầu cấp huyện, cấp xã và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc với sự tham gia của hơn 15.000 đại biểu.

Văn hóa góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu được nghe báo cáo tình hình văn hóa Hà Tĩnh giai đoạn 1998 - 2022; định hướng, giải pháp phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng qua video trình chiếu.

Theo đó, sau hơn hai mươi năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 05/10/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (khóa XIV) về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khóa VIII) và các chủ trương, nghị quyết khác của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực văn hóa, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Toàn cảnh hội nghị.

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương và tỉnh về lĩnh vực văn hóa, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng đã xây dựng chương trình hành động; các huyện, thành, thị ủy đều ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các địa phương, đơn vị; công tác tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh.

Xác định con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.

Những nội dung định hướng về xây dựng con người được xác định trong Nghị quyết TW5 (khóa VIII) đã được cụ thể hóa thành chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng đơn vị và từng đối tượng bằng các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả. Từ đó, góp phần xây dựng con người Hà Tĩnh cốt cách thủy chung, nhân nghĩa, cần cù, hiếu học, trọng nghĩa tình, đoàn kết, tương thân, tương ái.

Thời gian qua, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa ở Hà Tĩnh đã được gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mũi đột phá, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đưa phong trào tỉnh nhà có những bước phát triển toàn diện.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Đại biểu theo dõi nội dung hội nghị.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng Nông thôn mới được đẩy mạnh. Cuối năm 2021, toàn tỉnh có trên 92% gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa. Phong trào thể thao quần chúng ngày càng phát triển, liên tục nằm trong 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc; thể thao thành tích cao giành nhiều kết quả nổi bật. Việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đạt kết quả thiết thực. Nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, phát huy.

Các thiết chế văn hóa được đầu tư khá quy mô, phát huy hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, 100% làng văn hóa, khối phố văn hóa trên toàn tỉnh xây dựng nhà văn hóa với diện tích từ 100m2 - 250m2.

Là địa phương có bề dày về hệ thống di tích với hơn 1.800 di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, Hà Tĩnh luôn quan tâm bảo tồn và phát huy các di sản gắn với phát triển du lịch. Công tác nghiên cứu, khai quật khảo cổ học được quan tâm triển khai. Văn hóa phi vật thể và các hình thức sinh hoạt cộng đồng được quan tâm, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù ghi vào di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ được ghi vào danh mục di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Đại biểu tham dự tại điểm cầu huyện Cẩm Xuyên.

Hà Tĩnh hiện có khoảng 30 dân tộc thiểu số cùng chung sống với người Kinh. Việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số luôn được tỉnh quan tâm. Nhờ đó, nhận thức và trình độ hiểu biết của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên, đa số đều đã biết đọc, biết viết tiếng Việt. Đồng bào dân tộc Chứt ở xã Hương Liên (Hương Khê) đã thành lập được chi bộ Đảng.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin đại chúng phát triển nhanh từ tỉnh đến cơ sở. Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà luôn sáng tạo, say mê cống hiến, tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Các chính sách văn hóa đối với tôn giáo và hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả. Thông qua các cuộc giao lưu đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các vùng miền, khu vực và góp phần quảng bá, giới thiệu mảnh đất, con người và văn hóa Hà Tĩnh với bạn bè quốc tế.Thiết chế văn hóa được xây dựng, củng cố và ngày càng hoàn thiện.

Thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, báo cáo nêu rõ: quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thật sự thấm sâu trong các tầng lớp xã hội; phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chưa toàn diện; tiềm năng văn hóa ở một số địa phương, đơn vị chưa được khai thác, phát huy; lĩnh vực văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh và yêu cầu phát triển của tỉnh; công tác tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh chưa thường xuyên, liên tục; môi trường văn hóa vẫn chưa thực sự văn minh, lành mạnh...

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Đại biểu tham dự tại điểm cầu phương Bắc Hà (TP Hà Tĩnh).

Giai đoạn mới, Hà Tĩnh xác định mục tiêu chung trong phát triển văn hóa là: Xây dựng và phát triển văn hóa tỉnh nhà tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chăm lo xây dựng con người Hà Tĩnh có nhân cách, lối sống tốt đẹp, yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, năng động, cần cù, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình, hòa hiếu, khoan dung.

Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Xây dựng và ban hành Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về văn hóa trong năm 2023.

Báo cáo trình bày tại hội nghị cũng đề ra 10 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 10 nhóm giải pháp cần thực hiện trong giai đoạn mới.

“Hiến kế” phát triển văn hóa trong bối cảnh hội nhập

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã thể hiện tâm huyết của mình với sự phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Đại biểu tham gia tại điểm cầu BHXH tỉnh.

Mở đầu tham luận, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Trần Minh Phương tham luận nội dung: “Nhận diện cơ hội và thách thức đối với việc phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Theo đó, khẳng định sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, văn hóa, con người Hà Tĩnh đã có những bước phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ thông tin, mạng xã hội và hội nhập quốc tế, việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự nhận diện, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng để từ đó đề ra những chủ trương, định hướng, hoạch định những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp đối với lĩnh vực quan trọng này.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Minh Phương tham luận nội dung “Nhận diện cơ hội và thách thức đối với việc phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho rằng, thời gian tới, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, tăng cường hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, quảng bá kết nối, giới thiệu văn hóa và con người Hà Tĩnh ra thế giới, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu có hơn cho văn hóa của quê hương và dân tộc.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bùi Xuân Thập tham luận nội dung “Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh và động lực phát triển của Hà Tĩnh”.

Tham luận của Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập phân tích rõ những hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hóa, trên cơ sở đó đưa ra 5 nhóm giải pháp để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh và động lực phát triển của Hà Tĩnh. Trong đó nhấn mạnh, sở sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa - thể thao; tổ chức thường niên các sự kiện trở thành thương hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Hà Tĩnh; tăng cường huy động nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa; chú trọng kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở…

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Điểm cầu xã Lộc Yên (Hương Khê)

Trăn trở với thực trạng nguồn nhân lực quản lý văn hóa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Mai Trường Sinh cho rằng, thời gian tới cần đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt thực sự am hiểu về văn hoá, có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh Mai Trường Sinh tham luận nội dung “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý văn hóa của tỉnh”.

Ngoài ra, từ vai trò, vị trí của từng ngành, đơn vị, tại hội nghị, đại biểu cũng chia sẻ nhiều giải pháp nhằm xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp đáp ứng sự phát triển của tỉnh; xây dựng văn hóa đô thị; xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học; việc phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ và nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật…

Tham gia thảo luận với nội dung “Văn hóa với hội nhập quốc tế”, nhà văn Đức Ban phân tích thêm những thách thức trong bối cảnh hội nhập. Theo nhà văn Đức Ban, cần sớm có các giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa theo chiến lược phát triển kinh tế là trọng tâm, phát triển văn hóa là nền tảng.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nhà văn Đức Ban tham luận nội dung “Văn hóa với hội nhập quốc tế”.

Trong đó lưu ý, việc đổi mới phát triển văn hóa cần bắt đầu từ đổi mới nhận thức về bản sắc văn hóa trong hội nhập của đội ngũ lãnh đạo hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và mỗi công dân; phải lấy tình hình, đặc điểm, thực trạng kinh tế, xã hội để có các giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa phù hợp.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Phó Bí thư Đảng ủy khối CCQ&DN tỉnh Nguyễn Trọng Vân tham luận “Giải pháp xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp đáp ứng sự phát triển của tỉnh”.

Từ vai trò, vị trí của từng ngành, đơn vị, các đại biểu cũng đã chia sẻ nhiều giải pháp nhằm xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp đáp ứng sự phát triển của tỉnh; xây dựng văn hóa đô thị; văn hoá ứng xử trong trường học; việc phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ và nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật…

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Ông Trần Nam Phong - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh với chủ đề: “Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh với nhiệm vụ, giải pháp xây dựng tổ chức phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng tác phẩm”.

Cùng với các tham luận trực tiếp tại hội nghị, ban tổ chức hội nghị cũng nhận 15 tham luận thể hiện niềm tự hào về bề dày truyền thống văn hóa của quê hương và những trăn trở, giải pháp vì sự phát triển văn hóa Hà Tĩnh.

Một số chỉ tiêu cụ thể về văn hóa đến năm 2030:

- Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh có các thiết chế văn hóa cấp tỉnh gồm: Bảo tàng tỉnh, Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh; 100% huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - Thể thao.

- Lập hồ sơ xếp hạng 1- 2 di tích quốc gia đặc biệt...

- Phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có Câu lạc bộ dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh

- Bảo đảm 90% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, 100% các xã miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh truyền hình, phát thanh của quốc gia và địa phương.

- Phấn đấu trên 95% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; trên 98% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa; trên 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; 80% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị

- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng, bảo tồn các làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

- Trên 90% cán bộ quản lý văn hóa các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Các đại biểu gặp gỡ, trao đổi bên lề hội nghị.

Phát triển lĩnh vực văn hóa là trách nhiệm thường xuyên của hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tiếp tục triển khai các nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa.

Cả hệ thống chính trị phải khơi dậy được truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa qua các giai đoạn lịch sử, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng; là nền tảng, động lực giúp dân tộc ta trường tồn, phát triển. Quan điểm về phát triển văn hoá, xây dựng con người luôn được Đảng ta nhận thức nhất quán, xuyên suốt, kế thừa và phát triển.

Với Hà Tĩnh, truyền thống văn hóa đã trở thành nguồn sức mạnh nội sinh để Nhân dân tỉnh nhà vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai, địch họa, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong hơn 30 năm tái lập tỉnh (1991-2022), nhiều giá trị văn hóa mới được bổ sung và phát triển.

Phân tích một số hạn chế trên lĩnh vực văn hóa và những thời cơ, thách thức trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, cả hệ thống chính trị phải thể hiện quyết tâm cao, đề ra các cơ chế, chính sách cụ thể để khơi dậy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương; khơi dậy ý chí, khát vọng của mỗi người dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phải xác định, chỉ đạo phát triển lĩnh vực văn hóa là trách nhiệm thường xuyên của hệ thống chính trị, nhất của những người đứng đầu.

Các địa phương, đơn vị phải hết sức chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đồng bộ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Tiếp tục xây dựng, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Khai thác, sử dụng hiệu quả công năng các nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ; chú trọng tới các thiết chế văn hóa, tạo môi trường cho công dân có nơi sinh hoạt, hưởng thụ lành mạnh.Thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ.

Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, con người. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ dân gian, các lễ hội. Nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, truyền thông, đáp ứng yêu cầu chuyển tải các giá trị văn hóa đến công chúng. Chú trọng hiện đại hóa mạng lưới phát thanh, truyền hình, báo chí, Internet… gắn với tăng cường công tác quản lý nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa Hà Tĩnh đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Nhịp võng của tre

Nhịp võng của tre

Những thanh tre liên kết với nhau thật uyển chuyển trên lối đi đầy màu sắc, đưa dòng người theo đạo ở Hà Tĩnh và du khách gần xa vào những cung đường huyền bí của hang Bê-lem.
Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.