Các nhà khoa học đang chứng minh virus corona có thể “chết” vào mùa hè

Các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra bộ vỏ mô phỏng virus SARS-CoV-2. Bộ vỏ này có thể giúp giải thích cách virus chống chịu trước nhiệt độ, độ ẩm và các thay đổi môi trường.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Utah, Mỹ. Nó giúp trả lời câu hỏi liệu virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19 có dừng lây lan vào mùa hè.

Nhà khoa học Saveez Saffarian của Đại học Utah cho biết virus corona lây lan tương tự virus cúm thông thường. “Các giọt chất nhầy lơ lửng trong không khí, để truyền từ người này sang người khác”.

Tuy vậy, theo nhà khoa học Saveez Saffarian, virus sẽ không thể lây nhiễm nếu nó mất đi tính toàn vẹn cấu trúc. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của nó.

Các nhà khoa học đang chứng minh virus corona có thể “chết” vào mùa hè

Các nhà khoa học đang tìm ra cách phá hủy lớp vỏ của virus corona. Ảnh: Getty .

Nhóm nghiên cứu gồm nhà vật lý Saveez Saffarian và Michael Vershinin nhận được 200.000 USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) để nghiên cứu cách lớp vỏ bảo vệ của virus corona phản ứng với các thay đổi môi trường.

Theo nghiên cứu trên, virus không thể tự mình làm “bất cứ điều gì” vì chúng đơn giản chỉ là những đoạn mã di truyền chứa bên trong một lớp vỏ bảo vệ. Khi virus xâm nhập vào vật chủ, nó sẽ sử dụng khả năng sao chép của tế bào để tự nhân bản.

Việc tạo ra một lớp vỏ nhưng không có đoạn mã di truyền bên trong sẽ giúp quá trình nghiên cứu virus corona an toàn hơn.

“Chúng tôi chỉ tạo ra bản sao lớp vỏ của virus corona. Ý tưởng này giúp trả lời được câu hỏi cái gì làm cho lớp vỏ này bị phá hủy, nó sẽ bám vào đâu và làm sao cho nó chết”, nhà khoa học Michael Vershinin nói.

Để điều khiển các hạt tạo nên lớp vỏ có kích thước nano này, phòng thí nghiệm của Michael Vershinin sử dụng công cụ gọi là nhíp quang học. Năng lượng từ các chùm sáng tập trung sẽ giúp di chuyển từng phân tử riêng lẻ, sắp xếp chúng thành lớp vỏ của virus corona.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hy vọng họ sẽ tìm ra cơ chế hoạt động của virus và các yếu tố làm ảnh hưởng để sự lây lan của nó. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch bệnh và rút ngắn thời gian phong tỏa tại các quốc gia.

“Đây không phải vắc xin. Nó sẽ không giải quyết khủng hoảng nhưng nó sẽ giúp đưa ra các quyết định chính sách trong tương lai”, Vershinin nói.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.