Các nhà nghiên cứu Cuba thử nghiệm vắc xin điều trị HIV/AIDS

Một nhóm các nhà nghiên cứu Cuba cho biết đã phát triển một loại vắc xin trị liệu dành cho các bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch (HIV/AIDS), hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và được kỳ vọng thành một lựa chọn mới bên cạnh các loại thuốc kháng retrovirus (ARV) hiện tại.

Theo nhà nghiên cứu Yayri Caridad Prieto, thuộc Trung tâm Gen và Công nghệ sinh học La Habana (CIGB), vắc xin mang tên TERAVAC-VIH này đã được thử nghiệm trên 9 bệnh nhân và không cho thấy hiệu ứng có hại hay nhiễm độc.

cac nha nghien cuu cuba thu nghiem vac xin dieu tri hiv aids

Việc áp dụng TERAVAC-VIH được thực hiện song song qua 2 đường là tiêm giữa các cơ và dạng xịt qua mũi.

Phát biểu tại một hội nghị y khoa quốc tế đang diễn ra tại La Habana, bà Pietro nhấn mạnh vắc xin này không có chức năng chữa lành AIDS, mà hướng tới mục địch thay thế mô hình trị liệu tam phần thông dụng hiện tại.

Nhà khoa học Cuba nhận định biện pháp thông dụng hiện tại ức chế sự phát triển của HIV có hiệu quả cao, song gây ra nhiều tác dụng phụ mà trong nhiều trường hợp buộc bệnh nhân phải ngừng điều trị trong một thời gian.

Việc áp dụng TERAVAC-VIH được thực hiện song song qua 2 đường là tiêm giữa các cơ và dạng xịt qua mũi. Cho tới nay các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật trong phòng thí nghiệm và các thử nghiệm trên một nhóm nhỏ bệnh nhân tự nguyện đã chứng minh được khả năng của loại thuốc mới này trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ quan nội tạng và giảm lượng virus trong các tế bào CD8. Tuy nhiên, bà Prieto cũng cảnh báo rằng dự án này sẽ còn phải mất ít nhất vài năm nghiên cứu ở các giai đoạn thử nghiệm cao hơn và với số lượng bệnh nhân đông hơn.

Theo thống kê chính thức, kể từ khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên mang virus HIV vào năm 1985 cho tới tháng 11/2016, Cuba đã chẩn đoán hơn 26.000 người mang virus của "căn bệnh thế kỷ XX" này.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.