Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Việc Trạm vũ trụ Quốc tế ISS bị rò rỉ không khí vốn xuất hiện từ lâu, tuy nhiên tốc độ của quá trình này đang khiến các chuyên gia lo ngại.

Theo ScienceAlert, Trạm vũ trụ Quốc tế ISS lần đầu tiên bị phát hiện rò rỉ không khí vào tháng 9/2019. Do mức độ của vụ rò rỉ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, các chuyên gia của NASA quyết định giữ nguyên hiện trạng. Ngoài ra, các hoạt động trên ISS khiến phi hành đoàn quá bận rộn để nghiên cứu khắc phục vấn đề này.

Ngày 20/8, NASA cử 3 phi hành gia bao gồm Chris Cassidy, Roscosmos Anatoly và Ivan Vagner tham gia điều tra nguồn gốc của vụ rò rỉ. Theo người phát ngôn của NASA – Daniel Huot – công việc này tốn nhiều thời gian hơn dự kiến.

Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Các phi hành gia sẽ điều tra vụ rò rỉ tại khu vực Zvezda. Ảnh: NASA.

Huot cho biết thêm nhóm kỹ thuật tại mặt đất vẫn đang trong quá trình xem xét các dữ liệu được phi hành gia thu thập. Nếu các chuyên gia không thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên vụ rò rỉ, phi hành đoàn cần phải thay đổi kế hoạch.

Thông thường, NASA chọn phương án phóng các bình áp suất chứa đầy khí nitơ và oxy lên trạm để tiếp tế. Tuy nhiên, nếu mức độ rò rỉ không khí trên ISS ngày càng trở nên nghiêm trọng, giải pháp này sẽ không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.

Từ ngày 22-23/8, ba thành viên của phi hành đoàn đã tập trung di chuyển xuống mô-đun Zvezda (khu vực cung cấp hệ thống hỗ trợ sự sống) và cô lập các mô-đun khác. Thành viên phi hành đoàn và đội kỹ thuật mặt đất sẽ có nhiệm vụ theo dõi áp suất để tìm ra khu vực bị rò rỉ không khí.

“Tỷ lệ rò rỉ vẫn ổn định và thấp hơn nhiều so với những thông số kỹ thuật của ISS, không có bất cứ lo ngại nào về sự an toàn của phi hành đoàn hoặc phương tiện”, Huot cho biết.

Trong những trường hợp xấu nhất, các thành viên có mặt trên ISS có thể sơ tán trở về Trái Đất nhờ tàu vũ trụ Soyuz MS-16. Ngoài ra, phi hành đoàn cũng có thể loại bỏ mô-đun bị rò rỉ.

Vào tháng 8/2018, các thành viên trong phi hành đoàn cũng từng trải qua tình huống tương tự, thậm chí nguy hiểm hơn khi phát hiện ra lỗ hổng 2 mm trên tàu vũ trụ Soyuz MS-09 của Nga. Sau đó 2 tháng, hai phi hành gia của ISS đã phải di chuyển ra ngoài tàu Soyuz và dành ở đó 8 tiếng tìm cách bịt lỗ hổng bằng vật liệu chuyên dụng. Sau đó, phi hành đoàn trạm vũ trụ đã vá thành công lỗ hổng bằng chất trám epoxy.

Phi hành gia Roscosmos tham gia sửa chữa không đưa ra bất cứ bình luận nào.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.