Nga công bố kế hoạch mới về chinh phục không gian, cuộc đua nóng lại

Nga hôm 31/5 tuyên bố về kế hoạch thử 2 tên lửa mới trong năm nay và tiếp tục chương trình Mặt Trăng vào năm 2021.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi nước này mất thế độc tôn về du hành vũ trụ, với việc các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ lần đầu tiên với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Falcon 9 chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ kể từ năm 2011. Điều này báo hiệu sự cạnh tranh gay gắt không chỉ của Nga và Mỹ, mà còn nhiều quốc gia khác trong cuộc đua chinh phục không gian thời gian tới.

Nga công bố kế hoạch mới về chinh phục không gian, cuộc đua nóng lại

(Ảnh: Pinterest)

Các tàu Soyuz của Nga đã trở thành phương tiện duy nhất vận chuyển các phi hành gia đến và rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sau khi hệ thống tàu vận tải con thoi của Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011. Từ đó, NASA phải phụ thuộc vào Nga để đưa phi hành gia Mỹ lên ISS với chi phí khá tốn kém.

Việc phóng tàu vũ trụ Crew Dragon của Mỹ thành công đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng: Những nhà du hành đầu tiên bay lên trạm ISS từ lãnh thổ Mỹ kể từ năm 2011; sứ mệnh có người lái đầu tiên của SpaceX trong lịch sử 18 năm; các nhà du hành NASA bay ra ngoài không gian trên một tàu vũ trụ thiết kế hoàn toàn mới kể từ năm 1981.

Phát biểu tại Trung tâm vũ trụ Kennedy sau vụ phóng SpaceX hoàn hảo, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tham vọng của Mỹ trong cuộc chiến chinh phục không gian với khẳng định “người phụ nữ đầu tiên trên Mặt trăng sẽ là một phụ nữ Mỹ và các phi hành Mỹ sẽ sớm đáp xuống sao Hỏa.

Ông Trump nói: “Thế giới sẽ phải ghen tị với nước Mỹ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng đáp xuống Sao Hỏa và sớm có những vũ khí hiện đại nhất trong lịch sử. Tôi đã nhìn vào thiết kế và thậm chí còn không thể tin được. Mỹ đang lấy lại vị trì của mình như những người tiên phong. Chúng ta thường nói, bạn không thể là số 1 trên trái đất nếu bạn đứng thứ 2 trong vũ trụ”.

Trước những bước tiến của Mỹ, Người phát ngôn Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos, ông Vladimir Ustimenko khẳng định: “ Nga sẽ không ngồi yên. Ngay trong năm nay Nga sẽ tiến thử 2 tên lửa mới và nối lại chương Mặt Trăng vào năm tới".

Cuộc đua không gian giữa các cường quốc thời gian qua đã tạo ra những tiến bộ ngoạn mục xét dưới góc độ khoa học , mang lại lợi ích lớn cho con người. Cạnh tranh có, nhưng các nước cũng đều thể hiện thiện chí hợp tác, đặc biệt là giữa Nga với Mỹ, với biểu tượng hợp tác quốc tế trong không gian là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Bất chấp căng thẳng chính trị giữa Nga và Mỹ thời gian qua ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của mối quan hệ song phương, hợp tác liên quan đến ISS vẫn không bị ảnh hưởng.Trong một cuộc trò chuyện với phi hành đoàn ISS mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi “mối quan hệ đối tác hiệu quả” giữa Nga và Mỹ.

Ông Putin nói: “Chúng tôi vui mừng khi Nga và Mỹ đã có sự hợp tác thành công với Mỹ- một trong những cường quốc không gian hàng đầu của thế giới. Đây là một ví dụ sinh động về mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa các nước vì lợi ích của toàn nhân loại”.

Tuy nhiên sau các bước tìm hiểu và khám phá không gian, cuộc cạnh tranh ngôi vị và những mục đích thương mại, sử dụng không gian đang khiến sự hợp tác quốc tế này đi dần đến hồi kết. Nga nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ đưa vũ khí vào không gian. Mỹ cũng dự định đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, trong khi Nga cũng có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình để thay thế ISS. Cuộc đua này trở nên quyết liệt hơn với sự tham gia của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc...

Giới chuyên gia nhận định, cuộc đua chinh phục không gian với mục tiêu mang lại lợi ích cho nhân loại sẽ có tác động ngược lại nếu cạnh tranh khốc liệt xảy ra giữa các cường quốc. Sự hợp tác vô giá- thành tựu lớn nhất của chương trình hợp tác quốc tế ISS có thể bị mất đi do sự cạnh tranh này. Với việc các quốc gia đều lên kế hoạch cho riêng mình đi vào không gian sẽ là một bước lùi trong nghiên cứu, đưa thế giới quay trở lại cuộc đua vũ trụ của những năm 1960./.

Theo VOV

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.