Lực lượng máy bay ném bom Mỹ ở đâu so với Nga

Lực lượng ném bom của Không quân Mỹ đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, do số lượng máy bay ném bom ngày càng ít, khó đáp ứng yêu cầu tác chiến thực tế và ngày càng tụt hậu so với Nga.

Theo kế hoạch trong năm tài chính 2021 của Không quân Mỹ, sẽ có 1/3 số máy bay ném bom B-1B phải loại biên, kế hoạch nâng cấp B-2 thì bị hủy bỏ, B-21 mới còn cần ít nhất 10 năm nữa mới có hiệu lực chiến đấu, B-52 cũ cần được thay thế động cơ mới.

Lực lượng máy bay ném bom Mỹ ở đâu so với Nga

Bộ ba máy bay ném bom Mỹ.

Thực tế này cho thấy, số lượng máy bay ném bom của Không quân Mỹ đã đạt đến điểm thấp nhất trong lịch sử, trong khi đó nhu cầu lại tăng lên theo từng năm. Đặc biệt ở một số điểm nóng, máy bay ném bom đã trở thành vũ khí được lựa chọn hàng đầu vì khả năng tấn công tầm xa và tải trọng lớn.

Theo thống kê của Không quân Mỹ, trong năm 2019 máy bay B-1B hoạt động khá kém, với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu dưới 10%. Do đó, lực lượng này đã yêu cầu loại biên 17 chiếc B-1B để đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu của lực lượng còn lại.

Những cuộc chiến Mỹ tham gia đã chứng minh, máy bay ném bom đã không thể bị thay thế trong nhiều thập kỷ hoạt động của Quân đội Mỹ. Ở Trung Đông, B-1, B-2 và B-52 đóng vai trò trung tâm trong việc tấn công các mục tiêu cố định và các nhiệm vụ yểm trợ trên không.

Có hành trình xa, thời gian hành trình liên tục dài, thêm vào đó chúng có thể mang theo lượng lướng vũ khí, điều này khiến chúng trở thành những trang bị được lựa chọn hàng đầu ở Trung Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một chiếc B-2 Spirit có thể mang và phóng 80 quả bom dẫn đường chính xác, mỗi loại có thể tấn công một mục tiêu khác nhau và xuyên thủng không phận được bảo vệ chặt chẽ. B-1B và B-52 có khả năng không kích tương tự và khả năng phóng tên lửa hành trình từ ngoài khu vực phòng thủ của đối phương.

Trong 3 tháng đầu tiên khi Quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch quân sự ở Afghanistan, máy bay ném bom của Mỹ đã tăng cường 20% các chuyến bay tấn công và phóng 76% đạn dược hạng nặng.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Đại tướng David L. Goldfein, gần đây đã tuyên bố tương lai của phi đội máy bay ném bom của Không quân Mỹ sẽ dựa vào B-21 đang được phát triển và B-52 được nâng cấp toàn diện. Hai loại máy bay này có vai trò quan trọng trong chiến lược “cạnh tranh nước lớn” của Lầu Năm Góc.

Giới quân sự Mỹ chỉ ra rằng, bất luận là đối mặt với các tổ chức khủng bố hay các quốc gia có sức mạnh tương đương với Mỹ, đều cần phải phát triển khả năng tấn công mục tiêu nhanh chóng và với số lượng lớn. Lực lượng máy bay ném bom của Mỹ hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên.

Trong số 140 máy bay ném bom, chỉ có 20 chiếc B-2 có khả năng tàng hình và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không hiện đại để tấn công các mục tiêu quan trọng. Nhưng trong ngân sách tài khóa 2021 đã hủy bỏ kế hoạch nâng cấp B-2 và nhu cầu của Quân đội Mỹ đối với vũ khí như vậy sẽ không được đáp ứng.

Không những vậy, trong vài năm tới đây, 78 máy bay B-52 sẽ được nâng cấp động cơ. Trước hết, chi phí cuối cùng của dự án này rất khó ước tính, thứ hai, B-52 là loại máy bay đã cũ, vấn đề cần nâng cấp không chỉ là động cơ mà còn nhiều hệ thống khác, và việc này sẽ tạo ra càng nhiều rắc rối cho kế hoạch nâng cấp của Không quân Mỹ.

Trong khi đó, theo thông báo vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra, cùng với đội bay hiện có, lực lượng Không quân Nga có thể đón nhận đến 50 chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-160M mới từ nay đến hết năm 2021.

Nếu bản kế hoạch này được Nga hiện thực hóa, Moscow đã chứng minh thừa nhận của cả giới quân sự và truyền thông Mỹ là đúng: Lực lượng máy bay ném bom Mỹ đang lạc hậu và yếu kém trước Nga.

Theo Tuấn Vũ/Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.