Mỹ lo bị tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm

Theo kế hoạch, trước hết Mỹ sẽ phát triển khả năng đánh chặn siêu thanh trên biển, trong đó lên kế hoạch trang bị cho tàu Aegis, chủ yếu sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 để thiết lập phòng thủ khu vực vượt siêu thanh ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Nền tảng của hệ thống phòng thủ chống vũ khí siêu thanh trên biển là Hệ thống tên lửa đánh chặn SM-6 Block 1B.

Mỹ lo bị tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm

Mỹ đang tích cực phát triển phòng thủ chặn đòn tấn công siêu thanh.

Chương trình phát triển hệ thống phòng thủ siêu thanh do MDA chịu trách nhiệm chính, cơ quan này phụ trách thiết lập quy hoạch cấp cao nhất cho hệ thống phòng thủ, phát triển và kiểm nghiệm hệ thống vũ khí, nghiên cứu công nghệ then chốt và xây dựng kỹ thuật hệ thống.

DARPA cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật lắp ráp hệ thống phòng thủ, chủ yếu sẽ dựa trên hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có.

Cùng với việc cải tiến hệ thống hiện có, Mỹ cũng phát triển 4 hạng mục phòng thủ vượt siêu thanh bao gồm: Hệ thống truyền số liệu theo dõi tên lửa đạn đạo và vũ khí vượt siêu thanh (HBTSS), Hệ thống vũ khí phòng thủ tốc độ vượt siêu thanh (HDWS), Hệ thống RPGWS, chương trình Glide Breaker được mệnh danh “kẻ phá vỡ siêu vượt âm”.

Trong đó, HBTSS trước đây gọi là “Hệ thống theo dõi phòng thủ tên lửa” (MDTS) và “Lớp cảm biến không gian” (SSL), bao gồm khoảng 200 tải trọng cảm biến 50-500 kg được triển khai trên các vệ tinh thương mại có quỹ đạo thấp.

Mục đích là để loại bỏ các khoảng trống trong mạng cảm biến và theo dõi liên tục các tên lửa đạn đạo có quỹ đạo phức tạp và vũ khí vượt siêu thanh từ khi phóng đến khi đánh chặn. DARPA chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển tải cảm biến, quản lý vệ tinh.

Nhiệm vụ của hệ thống này sẽ do Trung tâm Hệ thống Tên lửa và Không gian Không quân Mỹ chịu trách nhiệm đưa ra. Hồi tháng 10/2019, MDA đã trao cho Northrop Grumman, Leidos, L3 và Raytheon giai đoạn thứ hai của dự án hoàn thành thiết kế nguyên mẫu tải, xử lý chuỗi tín hiệu và nghiên cứu thuật toán phần mềm.

Theo kế hoạch, HBTSS sẽ được thử nghiệm trên quỹ đạo vào ngày 31/12/2021 và đạt hiệu quả hoạt động ban đầu sau năm 2023. Trong khi đó, hồi tháng 9/2018, MDA công bố dự án HDWS, đồng thời giao cho 8 đơn vị với 21 hợp đồng R & D (hợp đồng nghiên cứu triển khai), và bắt đầu tiến hành nghiên cứu phát triển giai đoạn định nghĩa khái niệm.

Từ tháng 9/2019, năm đề án đã được chọn ra từ 21 đề án và cơ quan này đã trao hợp đồng nghiên cứu và phát triển giai đoạn cải tiến khái niệm. Trong những đề án được chọn có Phương án “Hệ thống vũ khí phòng thủ Javelin-Hypersonic” (DART) của Lockheed Martin, dựa trên sự cải tiến tên lửa đánh chặn THAAD;

Phương án “Hệ thống vũ khí phòng thủ Javelin-Hypersonic” của Lockheed Martin dựa trên cải tiến tên lửa Patriot-3 MSE; Phương án “tên lửa đánh chặn vượt siêu thanh nhằm vào vũ khí tốc độ vượt siêu thanh” (HYVINT) của Boeing; Phương án SM-3 HAWK của Raytheon, dựa trên các cải tiến tên lửa SM-3.

Theo Thanh Hà/Báo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.