Cách mạng tháng Mười Nga - vầng dương sáng mãi

(Baohatinh.vn) - Hơn 100 năm đã qua nhưng những giá trị mà Cách mạng tháng Mười Nga để lại trong lịch sử nhân loại vẫn còn nguyên giá trị.

Cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới

Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Quần chúng nhân dân tin rằng lúc này chỉ có một lối thoát là lật đổ chế độ Nga hoàng phản động. Tình thế cách mạng đã chín muồi, ngày 26/2/1917 (theo lịch cũ nước Nga là ngày 11/3/1917), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

Cách mạng tháng Mười Nga - vầng dương sáng mãi

Ảnh tư liệu

Cuộc khởi nghĩa do Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd (nay là thành phố Saint Petersburg) lãnh đạo giành thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng hoàn toàn sụp đổ.

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô viết Petrograd. Trước tình hình đó, V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

Tối ngày 3/4/1917, theo lịch cũ nước Nga là 16/4/1917), Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Đêm 24/10/1917 (theo lịch cũ nước Nga là 6/11/1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd. Ngày 25/10/1917 (theo lịch cũ nước Nga là 7/11/1917), các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Petrograd, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi. Tới 2h10’, rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Đông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd kết thúc thắng lợi.

Ngày 25/10/1917 (theo lịch cũ nước Nga là 7/11/1917) đã được ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại. Lần đầu tiên trên thế giới, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, liên minh công nhân, nông dân và binh lính Nga đã đồng loạt đứng lên, lật đổ chế độ Nga hoàng, lập ra Nhà nước Xô viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi của cách mạng cũng mở ra con đường cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam

Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cách mạng ở mỗi nước, trong đó có Việt Nam, trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Người cũng đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam từ chính bản Luận cương của V.I Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Người cũng đã chuẩn bị các điều kiện để thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam dựa trên các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của V.I Lê-nin. Ngay khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Dưới ánh sáng soi đường của học thuyết Mác – Lê-nin, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến và đập tan ách thống trị của bọn thực dân, làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại. Đảng cũng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược, viết nên bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tiếp đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân kiên cường chiến đấu, làm nên khúc tráng ca đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Sau sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch chống phá quyết liệt, mưu toan phủ nhận mọi thành quả Cách mạng tháng Mười Nga. Những âm mưu, thủ đoạn chống phá CNXH của các thế lực thù địch trong nhiều thập kỷ qua càng làm nổi bật tầm vóc, ý nghĩa và giá trị của cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười Nga vĩ đại.

Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới được Đảng ta luôn quán triệt là: Đổi mới trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì CNXH.

Ngày nay, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường, song học thuyết Mác - Lê-nin và dấu ấn lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vẫn luôn tỏa sáng, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, vững bước đi lên xây dựng CNXH - con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

(Tổng hợp)

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...