Những ngày này, cam chanh của các vùng trồng ở Hà Tĩnh đã bắt đầu vào mùa thu hoạch và bán trên thị trường. Giá cam hiện nay dao động từ 20.000 - 50.000 đồng/kg.
Hiện nay, tổng diện tích trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đạt trên 7.900 ha, tập trung chủ yếu tại 4 huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, đến nay cam Hà Tĩnh bước đầu đã thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Co.opmart, sàn thương mại điện tử.
Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh nhằm quảng bá, kết nối giới thiệu, tiêu thụ cam Hà Tĩnh tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng trong cả nước.
Thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Hà Tĩnh đang gấp rút hoàn thành các công đoạn chuẩn bị cuối cùng để mang sản phẩm của mình tới tham gia Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 năm 2019.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh năm 2019 đang đến gần. Để tham gia các gian hàng tại mùa lễ lớn nhất trong năm cho sản phẩm chủ lực của vùng, các vựa cam trên địa bàn tỉnh đang gấp rút chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày khai hội.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 - năm 2019 dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22/12 tại Trung tâm Thương mại Vincom - TP Hà Tĩnh với sự tham gia của 80 - 90 gian hàng.
Chịu ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết, sâu bệnh, nhưng cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay vẫn đơm hoa, kết trái trĩu cành. Những quả cam mang lại giá trị kinh tế cao bởi chất lượng của một thương hiệu.
Với nhiều sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp, ông Phạm Quang Hùng (xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh) đã từng được vinh danh là nông dân Việt Nam xuất sắc (năm 2018). Thời gian gần đây, ông Hùng còn nổi danh với phương pháp canh tác lạ mà hiệu quả cao.
Còn gần một ngày nữa, Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ hai sẽ chính thức bắt đầu. Công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc đang được các đơn vị tham gia và ban tổ chức gấp rút hoàn thành.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 14 - 16/12 tại TP Hà Tĩnh. Đây là cơ hội để quáng bá, tôn vinh thương hiệu cam Hà Tĩnh cũng như các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm tự nhiên là điều mà ông Đinh Văn Thảo ở thôn Đông Trà, xã Hương Trà, Hương Khê (Hà Tĩnh) tâm niệm khi bắt tay vào cải tạo vườn, trồng cam, bưởi.
Diện tích đất đồi rộng lớn cùng với chất đất phù hợp đã tạo điều kiện để người dân xã Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh) tạo ra thương hiệu cam Khê Mây nức tiếng gần xa. Không đầy tháng nữa, hơn 200ha cam sẽ vào mùa thu hoạch rộ, hứa hẹn nguồn thu khoảng 100 tỷ đồng
Nằm cách thị trấn Phố Châu gần 10 km về phía Đông Nam, Sơn Mai được biết đến là “miệt cam” số 1 của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong những năm gần đây. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp đã tạo nên những quả cam thơm ngon, ngọt đậm đà.
Ghi nhận tại lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh, những nông sản được xây dựng thương hiệu rõ ràng đều có giá bán cao hơn trước đây và so với sản phẩm cùng loại. Điều này cho thấy, việc đăng ký và phát triển quyền sở hữu trí tuệ chính là “chìa khóa” để nông sản chinh phục thị trường.
Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), từ trước đến nay đã nổi tiếng với sản phẩm cam chanh thơm, ngọt, những năm gần đây còn nức tiếng với giống cam giòn độc đáo. Cam giòn chưa được trồng rộng rãi, sản lượng chưa nhiều nên càng khiến người mua phải “săn” tận vườn.
Nếu như người trồng cam trong tỉnh đang hồ hởi vào vụ thu hoạch thì người dân xã Hương Thủy (Hương Khê - Hà Tĩnh) lại ngậm ngùi bên những vườn cam “dại”. Có hộ mỏi mòn chờ thương lái đến “bán quạ”, mong vớt vát phần nào, có người đã phá hẳn cả vườn cam để làm lại từ đầu…
Với trang trại rộng 20 hecta trồng cam, ông Đinh Văn Oánh (60 tuổi), trú tại vùng kinh tế trang trại Khe Mây, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), được mệnh danh là “vua” của loài cam đặc sản này.