Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

(Baohatinh.vn) - Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.

Thời điểm này, nhiều nhà vườn tại huyện Vũ Quang đã rộn ràng bước vào mùa thu hoạch cam chanh.

67-8422-9221-2827.jpg
Trang trại cam Bảo Phương của anh Đoàn Ngọc Bảo dự kiến năm nay sản lượng đạt hơn 15 tấn.

Anh Đoàn Ngọc Bảo - chủ trang trại cam Bảo Phương (xã Quang Thọ, Vũ Quang) cho biết: “Chúng tôi có hơn 5 ha, năm nay có 3 ha cho thu hoạch, ước sản lượng khoảng hơn 15 tấn. Cam bắt đầu vào vụ chín, đầu mùa nhưng đã ngọt đậm. Năm nay do ảnh hưởng thời tiết, sản lượng thấp hơn những năm trước nhưng cam ngọt hơn. Chúng tôi đã bắt đầu hái để bán ra thị trường khoảng 1 tuần nay, mức giá cắt tại vườn 40.000 đồng/kg, tương đương với năm trước. Là cam trồng theo quy trình hữu cơ, dùng túi giấy bọc từng quả, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao nên được người tiêu dùng tin tưởng. Hiện thị trường chính của trang trại là Nghệ An, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình. Mùa cam kéo dài từ nay tới tết nên chúng tôi sẽ rà soát số lượng, phân loại và có giải pháp cân đối từng đợt thu hoạch”.

Chị Phan Thị Tuyết – Giám đốc HTX Sản xuất, thu mua và chế biến nông sản Vũ Quang cho hay: “Mùa cam năm 2023 HTX thu mua gần 50 tấn để bán ra thị trường. Năm nay mới bán khoảng 1 tuần nhưng chúng tôi cũng đã tiêu thụ khoảng 1,5 tấn cam. Ngoài 7 ha của thành viên HTX trồng, chúng tôi cũng đã đi khảo sát, lựa chọn để đặt mua tại các vườn ngay từ khi cam mới chớm chín. Do năm nay sản lượng thấp nên giá cam cao hơn các năm trước, hiện giá tại vườn chúng tôi mua cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/kg”.

1-4447.jpg
Nhiều vườn cam trồng theo quy trình sản xuất hữu cơ, VietGAP nên đạt chất lượng cao, giá bán tốt hơn cam trồng đại trà.

Còn tại thủ phủ cam Hương Khê, hiện cũng đã có một số nhà vườn thu hoạch lứa cam chín sớm để bán. Anh Lê Hữu Hà - chủ vườn cam xã Hương Thủy cho biết: “Tùy thuộc vào cách chăm sóc và giống cây mà cam có độ chín sớm hoặc muộn. Hiện nay, chỉ mới một số vườn chín sớm có thu hoạch, còn lại đa số phải từ tháng 11 trở đi mới có cam để bán. Vườn gia đình tôi có hơn 200 gốc, dự kiến đạt hơn 4 tấn quả. Năm nay mất mùa, sản lượng chỉ bằng khoảng 2/3 năm ngoái nhưng bù lại, cam có mẫu mã đẹp và chất lượng ngọt hơn. Hiện nay, cam đã chín và nhiều thương lái tới mua. Giá cắt tại vườn từ 20 – 25.000 đồng/kg, có “nhỉnh” hơn một chút so với năm ngoái”.

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, năm nay, diện tích trồng cam trên địa bàn huyện đạt khoảng 2.000 ha, tập trung ở các xã như Hương Đô, Hương Thủy, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Giang... Trong đó, nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình chăm sóc tốt, cam đạt chất lượng cao nên được khách hàng ưa chuộng, có sức tiêu thụ tốt trên thị trường trong nhiều năm qua.

78-2527.jpg
Cam đầu mùa nhưng đã có vị ngọt, thơm.

Theo các chủ vườn, mùa thu hoạch cam sẽ kéo dài từ nay đến tết Nguyên đán, cao điểm thu hoạch khoảng tháng 11 và tháng 12 dương lịch tới đây. Thông thường cam chanh chín sớm, riêng cam giòn, cam bù, cam đường sẽ vào vụ muộn hơn. Theo đánh giá của các nhà vườn, năm nay sản lượng cam không cao như các năm nhưng có vị ngọt đậm hơn.

Ghi nhận trên thị trường, thời điểm này, đặc sản cam Hà Tĩnh đã có mặt tại nhiều sạp hàng của các tiểu thương ở chợ truyền thống, cửa hàng hoa quả.

Chị Nguyễn Thị Loan – chủ cơ sở hoa quả tại đường Xuân Diệu (TP Hà Tĩnh) cho hay: “Cam Vũ Quang thường chín sớm hơn các vùng khác nên hiện nay, cửa hàng đang hái từ các vườn tại huyện này để bán. Cam là loại quả đặc sản của Hà Tĩnh, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tôi bắt đầu bán từ đầu tháng 10, do mới đầu mùa nên sản lượng bán chưa cao, trung bình mỗi ngày khoảng 5 tạ, bao gồm cả bán lẻ, bán sỉ và gửi đi các tỉnh, thành. Vào đợt chính vụ, lượng cam tiêu thụ mỗi ngày sẽ tăng lên gấp nhiều lần”.

2-7615-1820-7189.jpg
Cam Hà Tĩnh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và chọn mua.

Qua khảo sát cho thấy, mức giá cam hiện nay phổ biến từ 30 – 60.000 đồng/kg, trong đó giá 50 – 60.000 đồng/kg là cam trồng theo quy trình hữu cơ, VietGAP, cam đạt chuẩn OCOP.

Chị Cao Thị Diệu – tiểu thương bán cam tại chợ Vườn Ươm (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi đã bắt đầu bán cam từ đầu tháng 10, chủ yếu cắt tại các nhà vườn ở các xã của Hương Khê như Hương Đô, Hương Thủy. Đây chủ yếu là những vườn chúng tôi đã thu mua từ nhiều năm nay nên cam được lựa chọn kỹ. Hiện đang đầu mùa nên mỗi ngày tôi bán khoảng gần 1 tạ cam, vào cao điểm chính vụ thì sẽ nhiều hơn. Giá bán từ 30 – 35.000 đồng/kg”.

44-7870.jpg
Thời điểm này, chị Cao Thị Diệu bán ra gần 1 tạ cam/ngày.

Bà Mai Thị Hợi (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Cam thời điểm này chưa đến độ chín màu vàng óng, bên ngoài vỏ còn có phần màu xanh nhưng vị cam đã ngọt, thơm. Mọi người trong gia đình đều thích ăn cam nên tôi đã bắt đầu mua cho cả nhà thưởng thức khoảng 1 tuần nay. Thông thường khoảng tháng 11, cam sẽ còn ngọt đậm hơn, ăn ngon hơn đầu mùa”.

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, tổng diện tích trồng cam năm nay đạt 7.339 ha, trong đó diện tích cam cho sản phẩm 6.104 ha, năng suất ước đạt 114 tạ/ha, sản lượng ước đạt 69.585 tấn. Một số địa phương có sản lượng cam lớn như Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc.

Cây cam đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính giúp người dân trong nhiều năm qua. Là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh, công tác xúc tiến tiêu thụ cam cũng được các địa phương, các ngành quan tâm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cam, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt, trong tháng 11 tới đây, Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh tiêu biểu dự kiến sẽ được tổ chức. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức thường niên nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ đặc sản cam và các sản phẩm khác của tỉnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.