Nắng như "rót lửa", nông dân Vũ Quang lo chống hạn cho cam

(Baohatinh.vn) - Trước thời tiết nắng nóng gay gắt, người trồng cam ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chủ động tưới nước, tủ gốc… để bảo vệ hơn 2,3 nghìn ha cam thời kỳ ra quả.

Thời điểm này năm ngoái, gia đình ông Nguyễn Văn Minh ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) chưa phải tưới nước và thực hiện các biện pháp "giải nhiệt" cho cam. Tuy nhiên, năm nay nắng nóng đến sớm với nền nhiệt cao kéo dài trong nhiều ngày, gia đình ông Minh đã chủ động chống hạn cho cam từ sớm, nhằm bảo toàn năng suất cuối vụ.

z5390735498975_9487a116e312511ca9d1098ca8dbea05 copy.jpg
Ông Nguyễn Văn Minh ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) đầu tư 1 máy bơm nước công suất lớn và hệ thống ống tưới dài hơn 200m để chống hạn cho cây cam.

Ông Minh cho biết: “Gia đình tôi hiện trồng 1,5 ha cam bù và 1 ha cam chanh. Như năm ngoái, phải đến tận tháng 6, chúng tôi mới lên các phương án chống hạn cho cam. Còn năm nay, nắng khô khốc từ cuối tháng tư đã khiến một số gốc cam bị héo lá, nếu không được tưới dưỡng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ. Để chống nóng cho cam, gia đình đã đầu tư 1 máy bơm nước công suất lớn và hệ thống ống tưới dài hơn 200m với chi phí 8 triệu đồng để thuận tiện cho việc chăm sóc cây”.

z5390735214367_50671727464452f69140b8b4a0096dd8 copy.jpg
Nhờ được chăm sóc cẩn thận nên các diện tích cam của gia đình ông Minh đang phát triển tốt.

Cũng theo ông Minh, công việc tưới cam thường được ông thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều muộn. Với việc chủ động triển khai sớm các biện pháp chống nóng và tập trung chăm sóc, gia đình ông hy vọng các diện tích cam sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao vào cuối vụ.

Không chỉ ông Minh, gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn (thôn 5, xã Thọ Điền) cũng đang tập trung chăm sóc, dưỡng quả cho hơn 1 ha cam của gia đình trong thời tiết nắng nóng.

Ông Sơn cho biết: “Cam là loại cây trồng chịu hạn kém, mùa hè là giai đoạn để cây phát triển, tích nước trong quả nên nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, năng suất. Do đó, từ đầu mùa nắng gia đình đã chuẩn bị chu đáo các biện pháp chống nóng cho cam, như: bổ sung hệ thống ống tưới, chủ động dẫn nước từ các khe suối về ao để tích trữ".

z5390735411309_b3ead988f3b54910135111ef9743568b copy.jpg
Toàn xã Thọ Điền hiện có hơn 250 ha cam.

Xã biên giới Thọ Điền là một trong những địa phương có diện tích trồng cam lớn trên địa bàn huyện Vũ Quang với hơn 250 ha. Những năm qua, việc trồng cam đã giúp bà con nơi đây có cuộc sống khấm khá. Trước thời tiết nắng nóng kéo dài, địa phương đã chỉ đạo cán bộ nông nghiệp xuống các thôn hướng dẫn bà con chống hạn cho cam, chủ động mua sắm, tu sửa máy bơm, ống nước… để phục vụ cho việc chăm sóc cam trong mùa nắng.

z5391015379898_84aca47275b6dd20b5797b836e8578f1 copy.jpg
z5391010395775_4c24a5564623b527446e63df9cb4ec58 copy.jpg
Những ngày nắng nóng cao điểm, bà Phan Thị Hằng ở thôn Hợp Lợi (xã Hương Minh) thường xuyên kiểm tra vườn cam của gia đình để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Những ngày này, bà Phan Thị Hằng ở thôn Hợp Lợi (xã Hương Minh) luôn thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị máy móc phun nước, vun gốc cho hơn 1 ha cam của gia đình.

Bà Hằng cho biết: “Trước dự báo thời tiết nắng nóng kéo dài, gia đình đã khoan sẵn 2 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới. Ngoài tưới nước thường xuyên vào mỗi buổi sáng, gia đình còn dùng cỏ, vỏ ngô và các loại cây khô ủ gốc, giúp cây có được độ ẩm cần thiết.

Bà Hằng cũng bày lo ngại: Năm nay, cam không sai quả như năm ngoái, cộng với việc nắng gắt như hiện nay nên khả năng năng suất cuối vụ sẽ sụt giảm.

z5391010391381_2124920b37704f304e4428edc2cf49e5 copy.jpg
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên tới thời điểm này, các diện tích cam trên địa bàn Vũ Quang quả to đều.

Ông Võ Quốc Hội - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: "Trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao như hiện nay, phòng đã chỉ đạo các địa phương tích cực hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống nóng cho hơn 2,3 nghìn ha cam như: ủ gốc cho cây, đầu tư hệ thống tưới; chủ động đào ao tích nước nếu có điều kiện; thường xuyên thăm vườn để có biện pháp chăm sóc phù hợp".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.