Dân "khóc ròng" vì trồng phải cam "dại"!

(Baohatinh.vn) - Nếu như người trồng cam trong tỉnh đang hồ hởi vào vụ thu hoạch thì người dân xã Hương Thủy (Hương Khê - Hà Tĩnh) lại ngậm ngùi bên những vườn cam “dại”. Có hộ mỏi mòn chờ thương lái đến “bán quạ”, mong vớt vát phần nào, có người đã phá hẳn cả vườn cam để làm lại từ đầu…

Gia đình anh Trần Đình Dũng (thôn 4) là một trong nhiều hộ thiệt hại nặng nề khi phải “xóa sổ” tới gần 1.000 gốc cam chanh. Theo anh Dũng, năm 2012, anh mua 400 cây giống của ông Phan Văn Sơn (xã Phúc Đồng) và 576 cây giống từ Vườn ươm Việt (xã Hương Long) với giá 20 ngàn đồng/cây. Số giống này được trồng đến năm 2015 thì cho quả bói. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử 2016 đã ngâm vườn cam của anh tới 1m, sau đó, mặc dù gia đình ra sức chăm bón nhưng cam vẫn không cho quả.

dan khoc rong vi trong phai cam dai

Anh Trần Đình Dũng (thôn 4) buồn bã bên những cây cam vàng úa, quả chua.

Mãi đến năm 2017, cam mới cho quả trở lại nhưng lại là quả “dại” và đến vụ quả năm nay cũng không khá hơn. “Quả sần sùi đã đành, cây lại có dấu hiệu lụi tàn do vàng lá; bộ rễ dường như không phát triển. Bao nhiêu công sức, của cải chúng tôi bỏ vào đó, giờ đã trôi sông trôi bể, thiệt hại ước tính hơn 400 triệu đồng. Không thể giữ vườn cam, tôi tính thuê máy về đào bỏ và trồng giống cam mới được mua ở Trung tâm Bảo tồn gen giống bưởi Phúc Trạch”.

Theo phản ánh, riêng thôn 4 đã có khoảng 20 hộ rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” như thế này; hộ ít thì vài trăm gốc, nhiều thì cả ngàn gốc cam bị hỏng. Nhiều gia đình đã thuê máy về phá bỏ và trồng mới cam hoặc bưởi. Ông Phan Văn Trung cho biết: “Cam kém chất lượng, không thể tiêu thụ nên tôi đã phải thuê máy về phá bỏ hơn 100 gốc. Để gỡ khó cho người sản xuất, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí phá bỏ và trồng mới”.

Trên thực tế, không chỉ thôn 4 mà nhiều địa bàn của xã Hương Thủy đều ghi nhận tình trạng này. Ông Bạch Đình Hữu – Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Có khoảng 10 ha với hơn 5.000 cây cam cho quả kém chất lượng, cây không phát triển, tập trung ở thôn 1, 2, 4 và 7, gây thiệt hại lớn cho người trồng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, ngoài ảnh hưởng của mưa lũ, sâu bệnh, có thể do chất đất chưa phù hợp, nguồn giống không đảm bảo chất lượng…”.

Hiện tại, nhiều hộ trồng cam xã Hương Thủy đang phá cam “dại” để trồng mới. Tuy nhiên, nếu không xác định rõ nguyên nhân và xử lý triệt để mầm bệnh thì khó có thể thay đổi được cục diện, đó là chưa kể đến việc vi-rút sẽ lây lan rất nhanh sang các vùng cam khỏe mạnh. Để tránh lặp lại hậu quả đáng tiếc này, rất cần sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác thanh - kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất giống; ngăn chặn và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân SXKD giống không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao KHKT về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao năng lực sản xuất cho người trồng… Đặc biệt, trong quá trình tái sản xuất sắp tới, người dân Hương Thủy nên tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn nguồn giống đảm bảo, xử lý triệt để mầm bệnh trong đất, tuân thủ quy trình trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ để có sản phẩm chất lượng tốt.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.