"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

(Baohatinh.vn) - Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.

bqbht_br_mua-lu-8.jpg
bqbht_br_mua-lu-9c.jpg
8h sáng 25/5, gia đình ông Phạm Văn Hường (SN 1969, thôn Hương Mỹ, xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) vẫn cố gắng dọn dẹp đồ đạc, lúa gạo, vật dụng trong nhà để giảm bớt thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ.
bqbht_br_mua-lu-5.jpg
Theo lời ông Hường, từ 17h hôm qua (24/5), trời bắt đầu có mưa. Từ 0h sáng 25/5, trời mưa xối xả. Nhận thấy mưa lũ phức tạp, vợ chồng ông đã chủ động kê cao vật dụng, đồ đạc, lúa vừa thu hoạch về.
bqbht_br_mua-lu-6.jpg
Vợ chồng ông Hường nghĩ nước sẽ không dâng lên quá cao, đồ đạc, tài sản trong nhà không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nước lũ lên nhanh, lúc 3h sáng 25/5, nước ngập tới nửa người khiến vợ chồng ông trở tay không kịp. Đồ đạc, lúa gạo dù đã kê lên cao nhưng vẫn bị ngấm nước lũ, gây thiệt hại lớn về tài sản.
Video: Ông Phạm Văn Hường kể lại việc nước lũ lên nhanh khiến gia đình trở tay không kịp.
bqbht_br_mua-lu-4.jpg
bqbht_br_mua-lu-3b.jpg
Trong khi đó, do chỉ có một mình nên khi thấy nước lũ lên nhanh, bà Phạm Thị Mai (SN 1952, thôn Hương Mỹ, xã Tân Lâm Hương, TP Hà Tĩnh) chỉ kịp đưa một số vật dụng, đồ đạc lên cao, còn những vật nặng hay lúa đựng trong các bao bì, bị ngấm nước.
bqbht_br_mua-lu-11.jpg
“Nước lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp, không biết làm gì hơn ngoài việc nhìn tài sản chìm trong nước. Mấy chục năm rồi, đây là lần đầu tiên nước tràn vào nhà tôi. Ngay cả đợt lũ lịch sử năm 2020 cũng không ảnh hưởng thế này”, bà Phạm Thị Mai chia sẻ.
bqbht_br_mua-lu-10e.jpg
Theo ghi nhận của PV Báo Hà Tĩnh, tới 9h ngày 25/5, nhiều khu dân cư ở TP Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Kỳ Anh..., vẫn bị nước lũ bủa vây, chia cắt
bqbht_br_mua-lu-10c.jpg
bqbht_br_mua-lu-7.jpg
Trong các thôn, tổ dân phố, nước lũ vẫn cao quá đầu gối, phương tiện không thể di chuyển.
bqbht_br_mua-lu-9a.jpg
bqbht_br_mua-lu-9b.jpg
Một số người cố gắng di chuyển qua tuyến đường ngập nước, xe đã bị chết máy.
bqbht_br_mua-lu.jpg
Người dân đã chủ động kê đồ đạc khi thấy mưa lớn, tuy nhiên, việc nước tràn về nhanh khiến nhiều tài sản, trong đó có lúa xuân vừa thu hoạch về, bị ngấm nước rất nhiều.
bqbht_br_mua-lu-10f.jpg
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ trong vòng chưa đến 12 giờ đồng hồ, Hà Tĩnh gánh chịu một trận mưa rất lớn và dữ dội. Nhiều nơi ghi nhận lượng mưa lên đến trên 300mm như Bắc Sơn 374mm, Thạch Xuân 350,8mm, Kỳ Giang 305,4mm. Đặc biệt, khu vực hồ Kẻ Gỗ mưa tới 433mm chỉ trong đêm qua.
bqbht_br_mua-lu-10b.jpg
Do mưa rất lớn diễn ra trong thời gian ngắn, tình trạng ngập úng đã xuất hiện tại nhiều khu vực của Hà Tĩnh.
bqbht_br_mua-lu-10a.jpg
bqbht_br_mua-lu-7a.jpg
Ngay trong đêm 24/5, chính quyền địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người dân sơ tán người già, trẻ em và kê cao đồ đạc.
Video: Nhiều khu dân cư ở Hà Tĩnh vẫn bị nước lũ bủa vây.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.