Lo lắng khi đập Hà chưa được khắc phục sau sạt lở

(Baohatinh.vn) - Việc bờ bao đập Hà (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sạt lở 2 vị trí nhưng chưa được khắc phục khiến người dân, chính quyền xã Thạch Ngọc khá lo lắng về đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho vụ hè thu.

bqbht_br_dap-ha-hu-hong-5.jpg
Người dân xã Thạch Ngọc bắt đầu làm đất gieo cấy lúa hè thu.

Thời gian này, cùng với việc tăng tốc thu hoạch diện tích lúa xuân đã chín ngoài đồng, người dân ở xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) triển khai làm đất, ngâm lúa giống, bắc mạ để gieo cấy vụ hè thu.

Tuy nhiên, việc đập Hà bị sạt lở sau đợt mưa lớn đêm 24, sáng 25/5, chưa được khắc phục làm bà con nông dân ở xã Thạch Ngọc, nhất là 2 thôn Quý Hải và Đại Long khá lo lắng.

bqbht_br_dap-ha-hu-hong-7.jpg
bqbht_br_dap-ha-hu-hong-3.jpg
Vị trí sạt lở bờ bao gần khu vực trạm bơm ở đập Hà.

Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Trần Hậu Lâm cho hay: Đập Hà trước đây là bàu nước được người dân tự đắp bờ bao với mục đích tạo nguồn phục vụ trạm bơm tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trải qua vài lần cải tạo, đập Hà hiện có thể chứa 230.000m3 nước, không có tràn xả lũ mà chỉ có cống xả loại nhỏ với 2 cánh cửa sắt.

Trải qua thời gian dài sử dụng, dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt, bờ bao đập Hà vốn được đắp bằng đất, có dấu hiệu xuống cấp. Những mùa mưa lũ trước, bờ bao đập đã từng một vài lần bị vỡ.

bqbht_br_dap-ha-hu-hong-8a.jpg
Vùng hạ du đập Hà có 40 ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân 2 thôn Quý Hải và Đại Long, xã Thạch Ngọc.

Do ảnh hưởng của trận mưa lớn kéo dài từ đêm 24 tới sáng 25/5, lưu lượng nước đổ về lớn đã khiến bờ bao đập Hà xuất hiện 2 điểm sạt lở dài khoảng 30m khiến nhiều khối nước tràn ra ngoài, ảnh hưởng tới diện tích lúa xuân đã vào vụ thu hoạch của người dân.

Theo ghi nhận của PV Báo Hà Tĩnh, sau sự cố sạt lở, tới ngày 29/5, bờ bao đập Hà vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, tại vị trí sạt lở gần trạm bơm, mái taluy âm bằng bê tông cũng xuất hiện vết nứt, hở hàm ếch khi phần đất nền phía dưới bị nước cuốn trôi.

Do nước đã bị tràn ra ngoài sau khi bờ bao bị sạt lở, lượng nước trong đập không thể tự chảy qua cống thủy lợi mà cần phải dùng máy bơm mới có thể hút nước lên, phục vụ cho bà con gieo cấy vụ hè thu.

bqbht_br_dap-ha-hu-hong-4cb.jpg
bqbht_br_dap-ha-hu-hong-5a.jpg
Bờ bao đập Hà chủ yếu được đắp đất nên khi mưa gió diễn biến phức tạp, dễ xảy ra tình trạng sạt lở.

“Lượng nước trong đập hiện vẫn tạm đủ cho bà con gieo cấy và tưới vài lần, nhưng về lâu dài, mực nước ít đi, rất khó để đảm bảo tưới tiêu cho diện tích 40 ha đất lúa vụ hè thu của người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Trần Hậu Lâm thông tin.

Điều khiến người dân và chính quyền địa phương lo lắng nữa là 2 vị trí bờ bao sạt lở chưa được khắc phục, trường hợp mưa gió diễn biến phức tạp, nước về hồ nhiều và lại chảy tràn ra ngoài, có thể cuốn trôi diện tích gieo cấy lúa hè thu ở vùng hạ du đập Hà.

bqbht_br_dap-ha-hu-hong-2a.jpg
bqbht_br_dap-ha-hu-hong-1.jpg
Mái taluy âm ở trạm bơm của đập Hà hiện cũng đã xuất hiện vết nứt.

“Tới đây lại có dự báo mưa to, trong khi 2 điểm sạt lở ở đập Hà chưa được khắc phục nên chúng tôi cũng lo lắng. Địa phương đã có tờ trình gửi các cấp quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập Hà để đảm bảo an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ”, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Nguyễn Hồng Thanh chia sẻ.

Về trước mắt, xã Thạch Ngọc kiến nghị sớm sửa chữa, khắc phục, gia cố 2 vị trí sạt lở bờ bao để có thể tích nước, phục vụ tưới tiêu vụ hè thu tới đây. Về lâu dài, xem xét xây dựng tràn tự do để khi lưu lượng nước đổ về lớn, có thể tự chảy qua tràn khi nước trong đập đạt tới mức nhất định.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho hay: Sau sự cố sạt lở bờ bao đập Hà, địa phương đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với chính quyền xã, thôn xuống kiểm tra, khảo sát và đề xuất các giải pháp xử lý, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Video: Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Trần Hậu Lâm thông tin về mối lo khi 2 vị trí sạt lở ở đập Hà chưa được khắc phục.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.