(Baohatinh.vn) - Mưa lũ diễn biến phức tạp khiến cho 2.250 ha lúa xuân chưa thu hoạch của người dân Hà Tĩnh bị ngập, 2.076 tấn lúa đã thu hoạch bị ướt.
Mưa lớn khiến nhiều khu dân cư ở Hà Tĩnh bị nước lũ chia cắt.
Trưa 25/5, trao đổi với Báo Hà Tĩnh, ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho hay: Mưa lũ phức tạp từ chiều 24/5 tới sáng 25/5 đã gây thiệt hại lớn cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa tại các trạm đo mưa tự động từ 13h ngày 24/5 đến 12h ngày 25/5 dao động từ 333 - 420mm, đặc biệt, tại trạm hồ Kẻ Gỗ là 525mm, trạm hồ Thượng Sông Trí lên tới 601,8mm.
Do ảnh hưởng mưa lớn, Nhà máy Thủy điện Hố Hô bắt đầu vận hành xả tràn lúc 20h30' ngày 24/5 với lưu lượng xả 174m3/s; thời điểm lớn nhất 347m3/s và lúc 10h ngày 25/5 xả với lưu lượng 12 m3/s.
Theo thống kê tới trưa 25/5, mưa lớn khiến cho 2.250 ha lúa xuân chưa thu hoạch của người dân bị ngập; 2.076 tấn lúa đã thu hoạch bị ướt; 397 ha cây trồng các loại bị ngập.
Mưa lớn khiến cho 2.250 ha lúa xuân chưa thu hoạch của người dân Hà Tĩnh bị ngập.
Bên cạnh đó, tại huyện Cẩm Xuyên có 11.895 con gia cầm bị chết, 32 con gia súc bị cuốn trôi, 11 tấn phân bón bị ướt, 80m tường rào bị đổ; huyện Hương Khê có 300 con gà bị chết; huyện Kỳ Anh ngập 150 hộ ở xã Kỳ Văn, mức độ ngập từ 30 cm đến 1m; TP Hà Tĩnh có xã Tân Lâm Hương bị ngập cục bộ tại một số nhà dân; TX Kỳ Anh có 3 tàu cá nhỏ bị chìm ở xã Kỳ Lợi.
Nhiều tuyến đường ngập sâu.
Tại huyện Thạch Hà, mưa lớn đã làm sạt lở, cuốn trôi 10m hồ đập Hà - xã Thạch Ngọc, khối lượng đất bị cuốn trôi khoảng 200m3.
Hồ đập Hà - xã Thạch Ngọc là bàu nước được người dân tự đắp bờ bao khoảng vào năm 1965, với mục đích tạo nguồn phục vụ trạm bơm tưới cho khoảng 25ha, chiều dài 1.100m, chiều cao khoảng từ 1,2-1,5m, rộng 3,5m, không có tràn xả lũ.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo công tác ứng phó. Sáng 25/5, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành đã đi kiểm tra tình hình mưa lũ và chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có các văn bản về việc chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn trên địa bàn tỉnh; các địa phương triển khai các biện pháp kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế thiệt hại về tài sản khi mưa lũ xảy ra…
Sau hơn 14 tháng xuống giống, mô hình trồng dứa liên kết tại xã Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) đã cho thu hoạch lứa đầu tiên với năng suất khá, đem lại nhiều triển vọng về phát triển kinh tế.
Hiện tại, mực nước các hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đang ở mức trung bình. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đã vào các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 3.
Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, vụ hè thu năm 2025, Hà Tĩnh có hơn 13.000 ha trên tổng số 60.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Hoạt động mua bán gia súc nhiễm bệnh đe dọa trực tiếp đến vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và đang đặt ra thách thức lớn đối với công tác phòng, chống dịch tại Hà Tĩnh.
Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Qúa trình phun thuốc phòng trực dịch bệnh, một lượng lớn bao bì thuốc bảo vệ thực vật bị vứt bừa bãi tại các bờ ruộng, kênh mương ở Hà Tĩnh gây nên tình trạng ô nhiễm đồng ruộng.
Thời gian gần đây, lạch Cửa Khẩu (phường Hải Ninh, Hà Tĩnh) xảy ra tình trạng bồi lắng khiến tàu thuyền của ngư dân gặp khó khăn trong hoạt động nghề cá.
Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sâu bệnh gây hại trên lúa hè thu tại Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp, ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương chủ động theo dõi, phòng trừ kịp thời để bảo vệ năng suất vụ hè thu.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm và các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành xây dựng, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, tạo sản phẩm sạch, an toàn, cung cấp thị trường.
Đưa giống ổi lê Thái Lan vào trồng, anh Đặng Văn Cường (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) đã phủ xanh hơn 3 ha đất bỏ hoang, áp dụng canh tác hữu cơ để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao.
Công ty Quế Lâm và các xã, phường ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị, đưa nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Sau hơn 10 ngày ra quân, đến thời điểm này, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu được kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra.
3 năm nay, bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua địa bàn thôn 2 Văn Giang, xã Mai Hoa, tỉnh Hà Tĩnh bị sạt lở nghiêm trọng, làm đảo lộn cuộc sống và sản xuất thường ngày của người dân.
Lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh, châu chấu tre lưng vàng đang gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng. Ngành chuyên môn cảnh báo nguy cơ lan rộng và đề nghị các địa phương tập trung khoanh vùng, xử lý sớm.
Hành tăm rớt giá từ 16 - 20 nghìn/kg lại vắng bóng thương lái khiến bà con nông dân ở các xã: Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên, lo lắng một vụ mùa thất bát.
Hà Tĩnh đã trồng được hơn 1.200 ha cây thiên niên kiện, tập trung tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Tây. Trong đó, Sơn Kim 1 trồng nhiều nhất với gần 600 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.
Thời điểm này, xã Mai Hoa (tỉnh Hà Tĩnh) đang vào chính vụ thu hoạch chanh. Với năng suất cao, giá bán ổn định, đây là cây trồng chủ lực đem về nguồn thu nhập khá cho người dân.
Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử mang lại nhiều lợi ích, góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu, thế nhưng, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chưa mặn mà.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả