Xây dựng hơn 66 km đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng ở Hồng Lĩnh

(Baohatinh.vn) - Để chủ động ứng phó với nguy cơ cháy rừng, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng 66,4 km đường băng cản lửa và 94,6 km đường đi chữa cháy.

Bước vào mùa nắng nóng, nguy cơ cháy rừng gia tăng nên BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp phòng cháy, chữa cháy.

BQL đã thành lập 10 tổ xung kích chữa cháy rừng với 237 người tham gia; bố trí 40 điểm trực, chòi canh phát hiện sớm lửa rừng trên lâm phần được giao quản lý, trong đó, có 5 điểm trực chính tại các chòi canh của các trạm có tầm quan sát rộng. Đơn vị còn lập 19 chốt kiểm soát người ra vào khu vực rừng trọng điểm cháy và có sổ ghi thông tin người ra vào rừng.

bqbht_br_adji-fly-20250521-114830-89-1747802936699-pano.jpg
Địa bàn quản lý của BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh rất rộng.

BQL cũng đã thiết lập sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng. Trên sơ đồ thể hiện hiện trạng các loại rừng, các loại đường băng cản lửa, đường đi chữa cháy, đường giao thông gần rừng, trong rừng để khi xảy ra cháy, các phương tiện có thể dễ dàng tiếp cận đám cháy. Đến nay, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã triển khai 66,4 km đường băng cản lửa, 94,6 km đường đi chữa cháy, phát dọn 220 ha thực bì để giảm vật liệu cháy.

Để kịp thời phát hiện các nguy cơ cháy rừng, BQL đã phân công lịch trực rõ ràng tại các trạm bảo vệ rừng, chòi canh lửa. Vào những ngày nắng nóng, các trạm sẽ thay phiên nhau trực tại chòi canh 24/24h. Tại các điểm sào chắn sẽ luôn có người canh trực và có sổ theo dõi người ra vào rừng.

bqbht_br_z6631652126200-2bbc4f88ee22fa142f503f4d11274301a.jpg
Lực lượng chức năng tiến hành phát dọn thực bì, phòng chống nguy cơ cháy rừng.

Ông Nguyễn Hải Vân – Phó Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết: "Do địa bàn đơn vị quản lý rộng, trên 19 xã, phường thuộc 4 huyện, thị xã và có nhiều ngả đường lên rừng; xung quanh rừng phòng hộ là nhà dân nên khó khăn trong công tác bảo vệ, PCCCR. Đặc biệt, trên núi Hồng Lĩnh có 32 chùa và các đền, miếu, am, nhiều mồ mả của các dòng họ, người dân đến làm lễ thắp hương nên vào mùa nắng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Chính vì vậy, ngoài sự nỗ lực của lực lượng quản lý, rất mong người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy rừng".

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),