Một công dân trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã tự nguyện giao nộp cho lực lượng chức năng 1 cá thể tê tê java - loài động vật được xếp vào loại cực kỳ quý hiếm.
Những bất cập, vướng mắc trong sử dụng đất rừng và quy trình khai thác keo tràm ở các địa phương phía Nam Hà Tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất lâm nghiệp, phát triển rừng, đời sống của hàng nghìn hộ dân…
Bị chính quyền chấm dứt hoạt động, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng có xay băm dăm ở Hương Khê (Hà Tĩnh) mong muốn các cấp, ngành sớm có hướng tháo gỡ, đảm bảo hợp lý, hợp tình.
Sau khi phát hiện cá thể khỉ vàng quý hiếm, một người dân trú ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) đã tự nguyện bàn giao cho lực lượng chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Khi biết trăn đất là động vật quý hiếm, cần được bảo vệ, anh Phan Khắc Thành ở xã Phù Lưu , huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã bàn giao cho các lực lượng chức năng để thả về tự nhiên.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa bắt tạm giam 3 tháng đối với Phan Anh Tuấn (SN 1972, trú tại xã Sơn Châu về hành vi “Hủy hoại rừng”.
Khai thác keo tràm đồng loạt trên diện rộng như một số địa phương ở Hà Tĩnh trong thời gian qua là không nên bởi sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu trên các cánh rừng trồng.
Chiều 7/7, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với chính quyền địa phương bàn giao 1 cá thể trăn đất, 1 cá thể khỉ vàng và 1 cá thể cu li cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Mô hình camera tự quản do các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) triển khai, bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
Người trồng rừng Hà Tĩnh đã và đang chủ yếu "bán non" cây keo tràm phục vụ chế biến gỗ băm dăm khi lợi ích kinh tế không cao, hiệu quả sử dụng đất thấp.
Hàng chục cá thể khỉ quý hiếm thuộc các loài khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ mắt đỏ, khỉ đuôi lợn… đang được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho thấy nơi đây xứng đáng là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam
4 tháng đầu năm, toàn tỉnh Hà Tĩnh phát hiện và xử lý 33 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; xảy ra 1 vụ cháy, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi khoảng 0,55 ha.
Sau khi thực hiện sắp xếp, đến nay các công ty nông, lâm nghiệp đã đổi mới về phương thức tổ chức quản lý, nguồn vốn được tăng lên, hoạt động khá hiệu quả.
Kiểm lâm Hà Tĩnh đang tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức PCCCR cho người dân, tạo tiền đề bảo vệ rừng bền vững.
Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch, phương án và đang sẵn sàng nhân lực, phương tiện để ra quân bảo vệ rừng trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng lớn và người dân Hà Tĩnh đã tập trung vào cuộc để bảo vệ rừng tại gốc gắn với giữ gìn, phát triển hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú.
Các địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh tiếp tục phát triển rừng trồng gắn với khai thác hiệu quả rừng nguyên liệu để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Các địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh mỗi năm trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán để phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp...
Lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt phá rừng.
Theo người dân thôn Vĩnh Phú (xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh), con trăn đất này có thể là thủ phạm khiến thời gian gần đây bà con nhiều lần bị mất gia súc, gia cầm không rõ nguyên nhân.
Khoảng 450 cán bộ, chiến sỹ công an, quân sự, biên phòng, kiểm lâm cùng cán bộ và Nhân dân trên địa bàn xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tham gia chữa cháy rừng. Đám cháy đã được khống chế hoàn toàn sau 4 tiếng.
Trong thời gian ngắn, trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) liên tiếp xảy ra 2 vụ chặt phá rừng để lấy gỗ và lấn chiếm diện tích trồng keo. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vũ Quang, dẫn tới việc này có nguyên nhân chủ quan từ các địa phương, chủ rừng.
Với lợi thế về phát triển lâm nghiệp, nghề trồng rừng nguyên liệu ở Hà Tĩnh đã giải quyết nhiều việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao cuộc sống cho hàng chục nghìn gia đình.
Trước nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng do thời tiết và người dân tham gia lễ hội, lực lượng kiểm lâm cùng các cấp, ngành ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) tập trung “phòng là chính” để bảo vệ 2.106 ha rừng.