Hà Tĩnh giảm thiểu tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh có nhiều tín hiệu vui. Cùng đó, tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ tự nhiên cơ bản không còn.

bqbht_br_dsc-3559-copy.jpg
Những năm gần đây, số gỗ tịch thu được từ các vụ vi phạm lâm luật ở Vũ Quang ngày một ít và đều là gỗ tạp, gỗ tròn, đường kính nhỏ.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn được giao quản lý, bảo vệ 38.448 ha các loại (trong đó có 36.962 ha rừng tự nhiên) nằm trên địa bàn các xã Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và thị trấn Tây Sơn của huyện Hương Sơn. Do tiền thân là một đơn vị chuyên khai thác, kinh doanh lâm sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh nên trước đây, việc quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác gỗ trên lâm phần dễ bị lợi dụng và gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Song, những năm gần đây, tình hình đã có nhiều chuyển biến rõ nét.

Ông Lê Tiến Cát – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn khẳng định: “Nhờ tập trung cao trong công tác bảo vệ rừng (BVR) tại gốc, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và chính quyền các cấp, thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức của Nhân dân nên việc ngăn chặn khai thác gỗ trái phép trên lâm phần đơn vị quản lý đã có sự chuyển biến lớn trong 10 năm gần đây. Đặc biệt, khoảng 3 năm trở lại nay, trên diện tích do đơn vị quản lý cơ bản không xảy ra tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ tự nhiên; chỉ có vài vụ nhỏ lẻ người dân cắt một ít gỗ tạp trên diện tích rừng sản xuất đã được giao khoán, số lượng gỗ tạp này không đáng kể”.

bqbht_br_pho-mu-copy.jpg
Những cây pơ mu nghìn năm tuổi trong lâm phần của Vườn Quốc gia Vũ Quang đang được bảo vệ cẩn thận kể từ thời điểm được phát hiện (năm 2018) đến nay.

Công tác bảo vệ rừng, kiểm soát khai thác lâm sản, nhất là gỗ trong những cánh rừng tự nhiên được giao cho các chủ rừng lớn khác như Vườn Quốc gia Vũ Quang, Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê, Ban quản lý Rừng phòng hộ Ngàn Phố, Ban quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A những năm gần đây cũng có những tín hiệu đáng mừng. Khoảng 10 năm gần đây, cả số vụ vi phạm lẫn lâm sản khai thác trái phép đều giảm mạnh từng năm. Trong đó, 3 năm gần đây, gần như không có vụ việc vi phạm nào lớn, phức tạp.

Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang Nguyễn Danh Kỳ khẳng định: “Chúng tôi được giao quản lý bảo vệ 57.0230 ha rừng, trong đó có 52.731 ha đặc dụng, 3.689 ha rừng phòng hộ. Trên lâm phần trữ lượng gỗ còn nhiều, có nhiều loài gỗ quý, địa bàn lại trải rộng (49 tiểu khu) qua 10 xã, thị trấn của 3 huyện nên áp lực BVR rất lớn. Để ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ trên lâm phần, chúng tôi đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, bố trí lực lượng, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị; bình quân mỗi năm tổ chức tuần tra BVR tại gốc khoảng 1.100 lượt, tổ chức đoàn truy quét các vùng rừng nhạy cảm trên 10 đợt, phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra gần 100 đợt, tổ chức chốt chặn chặt chẽ các tuyến đường vào rừng… Nhờ vậy, nhiều năm trở lại đây không có vụ khai thác gỗ nào trên lâm phần”.

bqbht_br_nam-ha-tinh-copy.jpg
Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh kiểm tra tọa độ, đánh giá tình hình ở các cánh rừng tự nhiên còn nhiều trữ lượng gỗ.

Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh không còn điểm “nóng” về tình trạng chặt phá, khai thác, tập kết, vận chuyển, sử dụng gỗ tự nhiên trái phép. Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê Nguyễn Mạnh Tài thông tin: “Những năm gần đây, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn giảm hẳn (giảm từ 28 - 33% mỗi năm), riêng các hành vi có liên quan đến khai thác gỗ trái phép hầu như không còn. Năm 2024, chỉ có một vài vụ vi phạm nhỏ lẻ ở khu vực đã được giao khoán với 16m3 gỗ tạp và 0,3 ster củi, không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tập trung, kiên trì, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của đơn vị cũng như của cấp ủy, chính quyền địa phương, các chủ rừng và lực lượng chức năng”.

bqbht_br_dsc-3367-copy-8007.jpg
Kiểm lâm Hương Khê kiểm tra tang vật (gỗ tạp) đã hủy mục được tịch thu qua các vụ vi phạm lâm luật từ nhiều năm trước.

Ông Nguyễn Văn C. (48 tuổi, ở xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) - một “lâm tặc” có thâm niên đã giải nghệ chia sẻ: “Trước đây, do cuộc sống khốn khó, thiếu công ăn việc làm, nhận thức pháp luật hạn chế nên tôi và một số người có sức khỏe, có kinh nghiệm hay vào rừng khai thác gỗ mưu sinh. Nay dễ dàng tìm kiếm việc làm, đỡ nặng nhọc và tủi cực hơn vào rừng chặt gỗ rất nhiều nên chẳng còn ai muốn làm “lâm tặc” nữa. Thay vào đó, họ làm những việc đỡ vất vả, lương thiện. Ngoài ra, nhận thức pháp luật, ý thức BVR của người dân ngày càng được nâng lên nên rừng tự nhiên đã không còn bị xâm hại”.

Cũng theo cựu “lâm tặc” này, hiện nay, muốn khai thác gỗ tốt phải vào sâu trong rừng, mất nhiều ngày, đi lại rất nguy hiểm. Mặt khác, chủ rừng và các lực lượng chức năng kiểm soát ngày càng chặt chẽ, gỗ “lậu” không thể ra khỏi rừng, khó tiêu thụ và khi bị bắt thì xử lý rất nặng nên chẳng ai dám đi khai thác gỗ bất hợp pháp nữa.

bqbht_br_dsc-1716-copy.jpg
Các lực lượng chức năng ở Hương Khê tăng cường tuần tra, kiểm soát để bảo vệ các cánh rừng tự nhiên.

Theo số liệu thống kê của lực lượng chức năng, trong giai đoạn 2017 - 2022, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 1.297 vụ vi phạm lâm luật (hơn 259 vụ/năm) và tịch thu 1.497 m3 gỗ các loại, giảm 277 vụ/năm so với giai đoạn 2011 - 2016.

Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, nhờ làm tốt công tác BVR tại gốc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng phối hợp nhuần nhuyễn nên tình hình tiếp tục có nhiều tiến triển tốt. Trên địa bàn không còn “lâm tặc” và không để xảy ra các vụ khai thác gỗ quy mô lớn, có tổ chức, gây thiệt hại nặng. Theo đó, mỗi năm, cả tỉnh chỉ còn 10 - 20 vụ chặt gỗ theo phương thức tận thu gỗ tạp ở các khu vực rừng sản xuất, do người dân thực hiện với số gỗ thu được lần lượt là gần 69m3 gỗ tròn, 4 ster củi (năm 2023) và 67m3 gỗ xấu, 18 ster củi (năm 2024)…

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.