ERPA góp phần quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân

(Baohatinh.vn) - Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Giảm tác động của biến đổi khí hậu

bqbht_br_anh-1-bai-quy-phat-trien-rung222.jpg
Tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng Hà Tĩnh rất lớn, khi các chủ rừng được hưởng thêm nguồn chi trả ERPA, tương lai sẽ mở ra cơ hội “vàng” giúp các chủ rừng “sống” được nhờ BVR

Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (Thỏa thuận ERPA).

Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được thực hiện nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ; qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng. Khu vực Bắc Trung Bộ được lựa chọn vì tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình KT-XH. Toàn khu vực có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu ha; trong đó 80% là đồi núi, bao gồm 5 hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, đây là khoản chi trả dựa trên kết quả thực tế. Các chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở cho việc này là phải giảm được khí nhà kính tại khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Bộ NN&PTNT sẽ phải định kỳ báo cáo lượng giảm phát thải sau khi đã được xác nhận của cơ quan quốc tế độc lập thì sẽ nhận được các khoản thanh toán và sử dụng nó để đầu tư, quản lý rừng và đất rừng bền vững.

Theo bà Carolyn Turk, chưa bao giờ có một thỏa thuận quy mô lớn như vậy ở Việt Nam cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, đây không chỉ tạo nguồn tài chính chiến lược để đầu tư vào nông nghiệp mà còn thể hiện sự đóng góp quan trọng để đạt các mục tiêu về giảm tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung mới, góp phần đầu tư cho các hoạt động giảm mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao thu nhập cho chủ rừng; đồng thời hướng tới hình thành thị trường tín chỉ giảm phát thải trong nước và quốc tế; góp phần BV&PTR bền vững khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả nguồn chi trả theo ERPA

72d3200353t89217l0.jpg
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho các chủ rừng là các UBND cấp xã, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Hà Tĩnh có hơn 201.000 ha rừng tự nhiên đủ điều kiện được nhận chi trả từ nguồn ERPA, với 16 chủ rừng là tổ chức, 42 UBND cấp xã và hơn 2.790 chủ rừng là gia đình, cá nhân, cộng đồng. Hà Tĩnh nhận 1.776.939 USD (hơn 156 tỷ đồng) từ nguồn thu kết quả giảm phát thải và được phân bổ 3 kỳ trong các năm 2023, 2024, 2025.

Ông Dương Văn Thắng - Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh cho biết, ngay sau khi nguồn chi trả theo ERPA được phân bổ về tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/1/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2023 nguồn thu từ ERPA, đồng thời giao các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Trung ương; đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Tính đến ngày 20/12/2024, quỹ đã thực hiện giải ngân tiền ERPA hơn 20,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí quản lý quỹ khoảng 2,2 tỷ đồng, chi trả cho các đối tượng hưởng lợi hơn 18,5 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.

Từ nguồn tiền nhận được, nhiều chủ rừng là gia đình, cá nhân ở các xã miền núi thuộc các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh... có thêm điều kiện để đầu tư sinh kế.

Ông Nguyễn Trọng Phú (chủ rừng ở xã Sơn Tây, Hương Sơn) cho biết: “Từ nguồn kinh phí được chi trả gần 5 triệu đồng, chúng tôi có thêm kinh phí để đầu tư chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR). Đặc biệt, người dân đã hiểu rõ hơn về những lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống gia đình, cộng đồng”.

Không chỉ các hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi mà tại các cộng đồng dân cư hưởng lợi từ ERPA cũng được hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, đường điện chiếu sáng, mua dụng cụ phòng chống cháy rừng, lắp đặt biển bảng tuyên truyền BVR và phòng chống cháy rừng… Qua đó, hoàn thành được nhiều chỉ tiêu trong các tiêu chí xây dựng NTM.

Ông Phan Thanh Tùng - Trưởng phòng BVR và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho rằng, tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng Hà Tĩnh rất lớn, khi các chủ rừng được hưởng thêm nguồn chi trả ERPA, tương lai sẽ mở ra cơ hội “vàng” giúp các chủ rừng “sống” được nhờ BVR, thậm chí làm giàu từ rừng. Bên cạnh đó, việc thực hiện ERPA đã góp phần đảm bảo an ninh môi trường rừng, không để xảy ra các điểm nóng trong công tác BVR.

Để nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của ERPA cũng như công tác quản lý, phát triển rừng bền vững, thời gian qua, Quỹ BV&PTR tỉnh đã tăng cường công tác truyền thông, tăng cường năng lực cho các tổ chức, chủ rừng là UBND cấp xã và chủ rừng là gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, quỹ thường xuyên chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh trong việc tham mưu, xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên, hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cho các chủ rừng là tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả.

bqbht_br_72d4171005t1040l1-khi-nha-kinh.jpg

Bà Trần Thị Thủy - Trưởng phòng Quản lý ủy thác, Quỹ BV&PTR tỉnh cho biết, quỹ đã tổ chức 3 khóa tập huấn về các nội dung liên quan đến chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ cho chủ rừng là tổ chức, chủ rừng là UBND cấp xã và đang xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn, môi trường xã hội trong phạm vi hoạt động. Ngoài ra, quỹ cũng đã tiến hành cho các chủ rừng là tổ chức học tập kinh nghiệm về việc triển khai chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ tại 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Để thực hiện hiệu quả ERPA, Quỹ BV&PTR tỉnh tiếp tục tập trung phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị có liên quan chi trả nguồn tiền đúng đối tượng, kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch; giải ngân tiền thông qua tài khoản ngân hàng, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các bên liên quan; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các quỹ thuộc 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ để triển khai thực hiện chính sách ERPA kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về ERPA đối với đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền địa phương tham gia thực hiện để đảm bảo các hoạt động trên địa bàn tỉnh được công khai minh bạch, nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý, BV&PTR.

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.