Chi trả giảm phát thải khí nhà kính góp phần quản lý, bảo vệ rừng

(Baohatinh.vn) - Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ dự kiến tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho các chủ rừng là các UBND cấp xã, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Chi trả giảm phát thải khí nhà kính góp phần quản lý, bảo vệ rừng

Đại biểu dự tập huấn, phổ biến chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ

Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (Thỏa thuận ERPA).

Thực hiện Nghị định 107/NĐ-CP, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 về phê duyệt kế hoạch tài chính tổng thể từ nguồn ERPA (đợt 1) tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2023 nguồn thu từ thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).

Theo đó, Hà Tĩnh được nhận được 1.776.939 USD (hơn 122 tỷ đồng) nguồn thu từ kết quả giảm phát thải và được phân bổ 3 kỳ trong các năm 2023-2025 để chi trả cho hơn 201.703 ha rừng tự nhiên.

Chi trả giảm phát thải khí nhà kính góp phần quản lý, bảo vệ rừng

Thông tin liên quan đến ERPA được các đơn vị liên quan cung cấp tại buổi tập huấn.

Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) dự kiến tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc thực hiện thành công thí điểm ERPA sẽ làm tiền đề để Chính phủ và các bộ, ngành triển khai thực hiện chi trả trên toàn quốc.

Chi trả giảm phát thải khí nhà kính góp phần quản lý, bảo vệ rừng

Các đại biểu tham gia thảo luận tại buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, các chủ rừng đã được đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị: Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm phổ biến những thông tin chung về ERPA, kế hoạch chia sẻ lợi ích nguồn ERPA, các hoạt động chi trả nguồn ERPA, cơ sở pháp lý đối với chủ rừng là các tổ chức, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức liên quan...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận và được giải đáp về những nội dung trong quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.