Nông nghiệp

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng
Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Sau khi Trung ương thành lập Cục Kiểm lâm nhân dân trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (ngày 21/5/1973) thì ngày 20/12/1973, Hà Tĩnh thành lập Chi cục Kiểm lâm nhân dân từ tiền thân là Phòng Quản lý bảo vệ rừng của Ty Lâm nghiệp. Từ đó đến nay, Kiểm lâm Hà Tĩnh đã trải qua 6 thời kỳ thay đổi về tổ chức nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, toàn lực lượng đều nỗ lực khắc phục khó khăn, vận dụng tốt sự quan tâm của ngành, của tỉnh để không ngừng phát triển và lớn mạnh, đạt nhiều kết quả nổi bật trên các mặt công tác.

Theo đó, từ năm 1973-1976, lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh được đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Hành chính tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn của Cục Kiểm lâm nhân dân với 4 phòng chuyên môn, 1 đội kiểm lâm cơ động và 7 hạt trực thuộc. Từ năm 1976 đến tháng 8/1991, thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, lực lượng kiểm lâm của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã sáp nhập thành Chi cục Kiểm lâm nhân dân Nghệ Tĩnh. Sau ngày tái lập tỉnh đến năm 1994, Chi cục Kiểm lâm nhân dân Hà Tĩnh trực thuộc Sở Lâm nghiệp Hà Tĩnh.

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng kiểm lâm chỉ đạo Trạm Bảo vệ rừng Rào Rồng (thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê) tập trung tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các vùng rừng dễ bị xâm hại, lấn chiếm, dễ cháy.

Thời kỳ 1994-2006, Chi cục Kiểm lâm nhân dân Hà Tĩnh được đổi tên thành Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh với 4 phòng nghiệp vụ, 1 đội kiểm lâm cơ động và 12 hạt trực thuộc. Từ năm 2006 đến tháng 12/2015, chi cục được chuyển về trực thuộc Sở NN&PTNT. Năm 2015, chi cục được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và duy trì mô hình hoạt động này cho đến nay.

Trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hiện nay, toàn lực lượng đang có 17 đầu mối trực thuộc với 250 biên chế được giao. Trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư hiện đại, đồng bộ.

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Với sứ mệnh được giao, lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh luôn xác định rõ chức trách, nhiệm vụ và không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát huy tốt vai trò xung kích, đi đầu của lực lượng chuyên trách trong lĩnh vực này. Toàn lực lượng đã cùng các cấp, ngành đưa công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng từng bước chuyển biến tích cực. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng được quán triệt kịp thời, hiệu quả, ý thức trách nhiệm về công tác bảo vệ và phát triển rừng của người dân được nâng lên. Ngành cũng đã tham mưu, ban hành hệ thống các quy hoạch, đề án về lĩnh vực lâm nghiệp khá đồng bộ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và định hướng phát triển sản xuất cho từng giai đoạn.

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Trong những năm qua, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan và hướng dẫn người dân phát triển sản xuất với chứng chỉ FSC - chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới. Ảnh: Văn Đức.

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Hiện nay, trong tổng số 325.526 ha rừng và đất lâm nghiệp thì có hơn 71% diện tích đã được giao cho 21 chủ rừng tổ chức, gần 20% giao cho 25.000 hộ gia đình, hơn 9% diện tích giao cho các xã quản lý. Nhờ thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng nên các chủ rừng yên tâm đầu tư và thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, góp phần cải thiện sinh kế, thu nhập cho người dân và thúc đẩy KT-XH các địa phương phát triển.

Công tác bảo vệ rừng tại gốc được tập trung quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và ngày càng giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đã xử lý 1.297 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 1.497 m3 gỗ, phạt hành chính hơn 10 tỷ đồng; phối hợp khởi tố hình sự 25 vụ/33 đối tượng vi phạm lâm luật; vận động được 178 tổ chức, gia đình, cá nhân giao nộp 1.088 cá thể động vật hoang dã để thả về tự nhiên; các vụ cháy rừng giảm qua từng năm và từ đầu năm 2022 đến nay chỉ xảy ra 2 vụ, thiệt hại 0,8 ha rừng...

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng kiểm lâm cùng cán bộ Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận, thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên (ảnh 1). Lực lượng Kiểm lâm Vũ Quang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong công tác quản lý và bảo vệ rừng (ảnh 2). Lực lượng Kiểm lâm Hương Khê kiểm tra tang vật thu được trong các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn (ảnh 3). Lực lượng Kiểm lâm Lộc Hà sẵn sàng bảo vệ những cánh rừng dễ cháy trong mùa nắng nóng (ảnh 4).

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh cũng đóng vai trò quan trọng trong duy trì ổn định sản xuất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, phát triển kinh tế rừng. Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp cơ bản đã chuyển từ phát triển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, lợi ích kinh tế. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng trên 8.000 ha rừng tập trung và 3 triệu cây phân tán, tăng độ che phủ rừng lên gần 53%, sản lượng khai thác đạt trên 500.000 m3/năm, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động, mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ dân sản xuất, cá biệt có những mô hình trang trại nông lâm kết hợp cho doanh thu 1 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, với chức trách và nhiệm vụ được giao, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ở Hà Tĩnh cũng đã, đang và sẽ tiếp tục làm tốt nhiều nhiệm vụ, công tác khác như: chi trả dịch vụ môi trường rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thu hút được các dự án trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ rừng; thu hút các nhà máy chế biến lâm sản theo hướng tinh sâu; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả gắn với đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc...

Kiểm lâm Hà Tĩnh với sứ mệnh bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Vũ Quang tham gia tuần tra, bảo vệ rừng kết hợp với bảo vệ biên giới với cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Hương Quang.

Với sự nỗ lực, phấn đấu và trưởng thành của các thế hệ cán bộ kiểm lâm Hà Tĩnh trong suốt 50 năm qua đã giúp bảo vệ màu xanh cho các cánh rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, cải thiện đời sống người dân gần rừng, bảo vệ môi trường và đa dạng hệ thống sinh thái. Ghi nhận sự cống hiến và những thành tích đã đạt được, lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, tặng 3 Huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân, công nhận 2 cán bộ là liệt sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ, cùng hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được các cấp, ngành tôn vinh, khen thưởng...

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.