Các cơ sở băm dăm không phép chấm dứt hoạt động

(Baohatinh.vn) - Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành, các cơ sở băm dăm trái phép trên địa bàn Hà Tĩnh đã ngừng hoạt động, tháo dỡ dây chuyền máy móc.

2-copy.jpg
Nhà máy gỗ MDF Thanh Thành Đạt (huyện Vũ Quang) đã tháo dỡ các dây chuyền sản xuất băm dăm trái phép.

Cách đây 2 năm, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây (Hương Sơn) của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hoài Luyến thực hiện sản xuất băm dăm. Do xây dựng trên đất vườn rộng 1.000 m2, trong khu dân cư (vùng chưa được quy hoạch), không có hồ sơ đánh giá tác động môi trường, không có giấy phép sản xuất băm dăm… nên hoạt động chưa hợp pháp, thường xuyên bị các cấp, các ngành kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt. Đây cũng là một trong những cơ sở băm dăm buộc phải ngừng hoạt động theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sau thời gian lần lữa, đến cuối tháng 2/2024, cơ sở này đã chấm dứt hoạt động. Bà Nguyễn Thị Hoài – chủ cơ sở băm dăm Hoài Luyến chia sẻ: “Do thời điểm mở dây chuyền sản xuất chưa yêu cầu khắt khe về các loại hồ sơ, thủ tục, quy hoạch nên tôi “lỡ” đầu tư nhiều vào đây. Vì chưa đảm bảo pháp lý nên hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, nhiều lần bị yêu cầu đóng cửa. Có những thời điểm tôi cố né tránh “lệnh” đóng cửa, sản xuất cầm chừng để bổ sung hồ sơ, hoàn tất thủ tục, chờ được quy hoạch lại hoặc được thuê đất nơi khác. Nhưng trước sự kiểm soát chặt chẽ, gắt gao của các cấp, ngành nên đành chấp nhận đầu tư thua lỗ, dừng sản xuất, tháo dỡ dây chuyền”.

bqbht_br_4-copy.jpg
Cơ sở băm dăm Hoài Luyến tháo dỡ dây chuyền sản xuất.

Tương tự, sau một thời gian chây ì, lén lút hoạt động khi chưa được cấp phép, 2 cơ sở sản xuất băm dăm chưa được cấp phép khác trên địa bàn huyện Hương Sơn (gồm cơ sở của bà Nguyễn Thị Mai Hà ở thôn Sông Con, xã Quang Diệm và Nhà máy chế biến gỗ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn ở khối 4, thị trấn Tây Sơn) cũng đã ngừng hoạt động. Hiện các cơ sở này đang tập trung tháo gỡ dây chuyền sản xuất, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom nguyên liệu, xử lý các tồn đọng và tiếp tục hoàn tất hồ sơ, tìm kiếm các vị trí đã được quy hoạch xây dựng, hoạt động.

bqbht_br_3-copy.jpg
Cơ sở của bà Nguyễn Thị Mai Hà ở xã Sơn Diệm dọn dẹp vệ sinh môi trường sau khi ngừng sản xuất.

Ông Lê Tiến Cát – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn cho biết: “Dây chuyền sản xuất băm dăm được chúng tôi liên kết với 1 doanh nghiệp khác đầu tư xây dựng trên khu đất đã được UBND tỉnh giao cho đơn vị, mới đi vào hoạt động chưa lâu. Các đoàn đến kiểm tra cho rằng, cơ sở của chúng tôi mới chỉ được cấp phép chế biến gỗ rừng trồng chứ chưa có hạng mục sản xuất gỗ băm dăm nên yêu cầu tạm dừng hoạt động. Dù còn những vấn đề chưa thỏa đáng nhưng chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh chấp hành và sau này sẽ từng bước tháo gỡ các vấn đề vướng mắc”.

1-copy-2259.jpg
Cơ sở sản xuất băm dăm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn đã ngừng hoạt động.

Những năm gần đây, ở Hà Tĩnh xảy ra tình trạng nhiều cơ sở băm dăm hoạt động không phép, không quy hoạch, chưa đảm bảo môi trường, an toàn phòng cháy… Vì vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có các Văn bản số 769/UBND-KT1 ngày 07/2/2024 về việc kiểm tra, báo cáo tình hình hoạt động các cơ sở chế biến gỗ băm dăm trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 1823/UBND-KT1 ngày 04/4/2024 về việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở chế biến gỗ băm dăm trái phép; Văn bản số 5264/UBND-KT1 ngày 09/9/2024 về việc kiểm tra xử lý dứt điểm các cơ sở băm dăm hoạt động không phép trên địa bàn; Văn bản số 1014/UBND-KT1 ngày 25/2/2025 về việc khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về xử lý dứt điểm các cơ sở băm dăm hoạt động không phép trên địa bàn…

Đặc biệt, tại 4 địa phương (Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ) mà UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, các phòng ngành chức năng đã rà soát được 11 cơ sở hoạt động trái phép (Hương Khê 5, Hương Sơn 3, Vũ Quang 2, Đức Thọ 1).

bqbht_br_dsc-1117-copy.jpg
Cơ sở băm dăm của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh (Hương Khê) không thể vận hành sản xuất vì chưa được cấp phép.

Thực hiện “lệnh cấm” của UBND tỉnh, hiện tất cả các cơ sở băm dăm hoạt động trái phép tại 4 huyện nói trên đã ngừng hoạt động, tháo dỡ máy móc như: cơ sở băm dăm của Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần gỗ Phượng Nguyên Bắc miền Trung (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ), cơ sở 2 của Công ty TNHH Lê Tăng và Nhà máy gỗ MDF Thanh Thành Đạt (xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang); cơ sở băm dăm của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trà My ở xã Hương Bình, dây chuyền băm dăm của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Ngàn Phố ở xã Gia Phố, cơ sở băm dăm của Công ty TNHH Hoàng Sơn Hải ở xã Hương Long, cơ sở băm dăm của ông Nguyễn Đức Thiện liên kết với Công ty TNHH Nam Long ở xã Phúc Trạch, cơ sở băm dăm của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh (Hương Khê)…

Ông Trần Viết Hùng – đại diện Công ty Dịch vụ thương mại Ngàn Phố cho biết: “Chúng tôi đầu tư xây dựng dây chuyền làm băm dăm trong Cụm công nghiệp Gia Phố (thuộc vùng đã được quy hoạch) nhằm mục đích tận dụng phụ phẩm (cành, ngọn, những khúc gỗ bị hư hỏng) của quá trình bóc ván và cưa xẻ gỗ thanh. Hơn 1 năm nay, chúng tôi đã chủ động tiến hành làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh (để đăng ký thêm sản xuất băm dăm) nhưng do gặp nhiều vướng mắc, trục trặc nên hiện chưa xong. Vì vậy, vừa rồi công ty buộc phải dừng xay băm dăm và ký cam kết không hoạt động lĩnh vực này cho đến khi được cấp phép”.

bqbht_br_dsc-1075-copy.jpg
Dây chuyền sản xuất băm dăm của Công ty Dịch vụ thương mại Ngàn Phố dừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục pháp lý.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, chính quyền các huyện, xã có liên quan cũng đã tập trung vào cuộc chấn chỉnh, xử lý các cơ sở băm dăm “lậu”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Phan Kỳ cho biết: “Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, chúng tôi đã chỉ đạo các phòng, ngành, xã, thị trấn tập trung kiểm tra, rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất băm dăm trái phép trên địa bàn toàn huyện để báo cáo UBND tỉnh. Cùng với ban hành các văn bản chỉ đạo, huyện cũng đã tập trung tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, chấn chỉnh, ký cam kết… để yêu cầu các cơ sở băm dăm hoạt động trái phép chấp hành nghiêm túc việc dừng sản xuất, không lén lút hoạt động, hoàn thiện thủ tục pháp lý và tháo dỡ máy móc đối với những cơ sở chưa quy hoạch”.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sáng 18/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho lễ thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.