Cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vào vụ thu hoạch. Dù năm nay sản lượng cam thấp hơn so với các năm trước nhưng giá bán cam Khe Mây đang cao, doanh thu lớn cho người trồng.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Với quy mô hơn 100 gian hàng, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024 là dịp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ cam và các sản phẩm, đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Đặc sản cam Hà Tĩnh đang bước vào chính vụ thu hoạch. Năm nay, cam quả to, tròn đều, vị ngọt đậm có giá bán từ 30.000 - 60.000 đồng/kg nên rất được người tiêu dùng yêu thích.
Bà con nông dân huyện Na Kai (tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào) đang háo hức trồng cam Khe Mây và trồng ngô, trồng cỏ chuẩn bị chăn nuôi bò, gà để phát triển kinh tế...
Khi hoa bưởi, hoa cam bung nở, khoe sắc trắng tinh khôi cũng là lúc đất trời Hương Khê (Hà Tĩnh) bước vào một mùa xuân mới. Trên khắp núi đồi, đồng ruộng, lộc xuân mơn mởn như cùng bà con đón chào một năm mới nhiều tin yêu.
Người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang phấn khởi khi cam Khe Mây đầu vụ được thu mua với giá khá cao, dao động từ 30-35 nghìn đồng/kg; đặc biệt, một số sản phẩm cam đặc sản, cam hữu cơ có giá lên đến 70-80 nghìn đồng/kg.
Tình hình thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả tại một số vùng trồng cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, giá cam đầu vụ tăng cao nên người dân rất phấn khởi chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm kỹ thuật chăm sóc cam sau thu hoạch; đẩy mạnh việc thực hiện số hoá trên cây đầu dòng nhằm phân phối nguồn giống chất lượng đến người dân.
Nhằm mở rộng kênh phân phối tiêu thụ và góp phần quảng bá, nâng cao thương hiệu cam Hà Tĩnh, ngành công thương đã triển khai nhiều hoạt động kết nối các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp với các đơn vị phân phối lớn trên toàn quốc và các sàn thương mại điện tử.
Nhằm đảm bảo mục tiêu sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất hàng tết ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đẩy mạnh hình thức bán hàng online.
Nhờ thực hiện quy trình khép kín từ trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến liên kết với các cửa hàng đại lý trong, ngoài tỉnh, sản phẩm cam Hà Tĩnh đã ngày càng vươn xa.
Nhằm mục đích tăng cường đề tài tuyên truyền về nông thôn mới Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh đã tổ chức thực tế sáng tác cho 30 hội viên thuộc các chuyên ngành: Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật và Sân khấu biểu diễn với chủ đề “Nông thôn Hà Tĩnh - Xưa và nay”.
Huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế vườn đồi. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư lớn, ứng dụng KHKT, xây dựng hàng nghìn mô hình cho thu nhập cao.
Bên lề Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nhiệm kỳ 2020 – 2025, gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của huyện đã tạo được ấn tượng với đại biểu về dự đại hội.
5 ha cam - bưởi, 70 ha lúa, những mô hình được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đã cho kết quả bước đầu, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp Hà Tĩnh.
Sản xuất nông nghiệp ở Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn là cam, bưởi, chè và gà, lợn… nhưng được quy hoạch bài bản hơn trước và ứng dụng các kỹ thuật mới. Nhờ vậy, cuộc sống người dân ngày một đủ đầy, diện mạo nông thôn không ngừng đổi thay...
Ở chảo lửa Hương Khê (Hà Tĩnh), hàng nghìn ha lúa, hoa màu của nông dân đang bị khô héo vì thiếu nước, hàng trăm ha cây ăn quả đang trong tình trạng “hấp hối” vì khát…
Chuyên gia nông nghiệp Hà Tĩnh nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn tới cam chậm trổ hoa và tỷ lệ thấp hơn so với mọi năm, trong có việc người dân sử dụng các biện pháp để thu hoạch quả đúng dịp Tết Nguyên đán.
Sau những trận lũ và mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều diện tích cây ăn quả có múi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) như cam, bưởi đã xuất hiện tình trạng rụng quả, gây thiệt hại rất lớn đến thu nhập của bà con nông dân.
Xuất phát từ một xã miền núi đặc biệt khó khăn, đời sống người dân còn thấp, xã Nam Hương (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã vận động người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng rừng và khai thác rừng sang phát triển kinh tế vườn đồi mang lại hiệu quả cao.
Sáng nay (19/9), Sở KH&CN Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Hương Khê tổ chức lễ công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Khe Mây cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh nổi tiếng với rất nhiều đặc sản gắn với đặc trưng văn hóa, khí hậu, thổ nhưỡng từng địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các sản phẩm này vẫn chưa được xây dựng thành những sản phẩm du lịch.
Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 11 sản phẩm đặc sản được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kết quả này đã đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh đứng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ về đăng ký, khai thác tài sản trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương.